Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

NGỤY BIỆN KIỂU “SỬU HỌC” - TỘI LỖI, TỘI LỖI!



Lê Thanh Minh
Bà con ơi! Hôm này lão nông tôi đổi gió! À không. Vẫn chuyện hôm nay - chữ ngụy! Lão đọc rất nhiều lý lẽ của các nhà sử học khi muốn chính danh cho ngụy quyền SG thành “chính quyền SG” trong bộ lịch sử VN 15 tập với rất nhiều lý do trời ơi, đất hỡi như “Lịch sử phải được xem xét khách quan, hơn nữa sửa đổi như vậy là phù hợp với xu thế của thế giới, xu thế hội nhập của thời đại”, đã bị nhiều anh chị em trên mạng gọi là phát biểu “ngu học” rồi, giờ đến cái ông Giang tre nứa này lại phát như chẻ tre “từ ngụy quân ngụy quyền trong bộ quốc sử phải viết thế nào để nhiều nước trên thế giới hiểu được” (ý ông ta bảo vệ cho cái gọi là “chính quyền VNCH” trong bộ quốc sử). Có lẽ đây là kiểu ngụy biện rất là “ngưu học” - “sửu học”! “Sửu”, “Sửu” đấy!


Ồ hay! Lịch sử Việt Nam hay Lịch sử phương Tây? Phương Đông? Viết ra cho ai đọc? Phải chăng người Việt Nam phải học tiếng tây, tàu, Mỹ la-tinh trước khi học tiếng Việt mới có thể đọc lịch sử nước nhà do các ông viết mới hiểu được cái bản chất thối tha của bọn ngụy quân, ngụy quyền sao? Thế thì ông Bùi Hiền cải tiến tiếng Việt thì đúng quá rồi còn gì? Hóa ra ông Bùi Hiền bị cư dân mạng chửi oan à? Tội lỗi! tội lỗi!

Lão đây đọc mãi, đọc rất nhiều tài liệu nhưng chả thấy đâu - kể cả cái điển mạngguy - ki - pe - đi -a” khỉ mốc gì đó cũng không dám khẳng định là lịch sử có chức năng đối ngoại nhé! Lịch sử chỉ làm tròn chức năng trở thành bài học lịch sử cho tương lai của nước đó và cho các nước khác mà thôi! Rồi nữa, nếu các nước họ đọc lịch sử VN là họ hiểu ngay (bằng cách thể hiện rất chung chung, dễ hiểu như các ông nói) thì vứt luôn cái bộ môn nghiên cứu lịch sử đi, theo đó giải tán luôn chức danh nhà sử học! Hãy nhớ, người Việt Nam muốn đọc, hiểu lịch sử bất kỳ nước nào thì phải học tiếng nước đó, muốn dịch lịch sử nước nào sang tiếng Việt thì những người dịch thuật cũng phải học tập, nghiên cứu kỹ tiếng nước đó, làm gì có chuyện họ viết sử nước họ cho người Việt Nam theo nghĩa của tiếng Việt?!!! Tội lỗi, Tội lỗi!

Chữ ngụy quân, ngụy quyền mà thế giới không hiểu được thì chữ “phát xít”, “đế quốc”, “thực dân”, “khủng bố” chắc gì họ hiểu được! Vậy máu, nước mắt của triệu triệu con người thấm vào địa cầu và chân lý mà nhân dân thế giới có được sau hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II cùng với hàng nghìn cuộc đấu tranh giành lấy tự do, độc lập, quyền sống của hàng trăm dân tộc bị áp bức, xâm lược sẽ trở nên vô nghĩa chăng? Thế thì nhân tiện, tôi đề nghị sửa luôn một thể những tài liệu lịch sử có những chữ phát xít, thực dân, đế quốc, khủng bố nhé, kẻo lại viết tiếp một số bộ quốc sử khác để thay đổi những chữ kia chỉ làm tốn tiền của của nhân dân và Nhà nước! Tội lỗi! Tội lỗi!

Lý do sau đây mới chứng minh cái chất “sửu học” của ông Giang nè bà con:
Khi thế giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam, đọc bộ sách lịch sử VN 15 tập hay bộ quốc sử, họ thấy các nhà sử thông thái của chúng ta viết là “chính quyền SG”, “chính quyền VNCH”, họ mới tá hỏa: ồ thì ra đó là một “chính quyền”, một quốc gia! Họ mới hỏi: VNCH là một chính quyền của một quốc gia, nên dù nó độc ác, phản bội, giết hại đồng bào nó (như trong sách sử diễn giải) thì nó vẫn là một quốc gia, một chính quyền, đó là công việc nội bộ của nó, “nước nào” bợm hơn cả thực dân, gian xảo hơn cả đế quốc, độc ác hơn cả phát xít lại dám can thiệp nội bộ của một quốc gia, tiêu diệt một chính quyền chính danh của một quốc gia? À thì thì ra do Nhân dân Việt Nam đánh, Chính quyền VNDCCH đánh, Quân giải phóng đánh!”. Tội lỗi! tội lỗi!

Hay các ông “sửu học” định lừa nhân dân thế giới? Phải chăng các ông khinh nhờn nhân dân thế giới không biết gì về tính ngụy, bọn ngụy quyền SG là tay sai, bù nhìn, độc ác, phản quốc? Hay các ông muốn thế giới cười nhạo vào thể diện đất nước Việt Nam rằng: Một đất nước có thời gian chiến tranh giữ nước nhiều hơn thời gian hòa bình nhưng sử sách của Việt Nam lại không phân biệt được chính - tà, thiện - ác, lại không gọi tên đúng cái lũ phản quốc thì giá trị lịch sử, truyền thống của đất nước này là đồ vứt đi! Tội lỗi, Tội lỗi!

Chỉ có một quốc gia và con người trong quốc gia đó là chủ thể vận động trong xu thế thời đại, hội nhập vào đời sống quốc tế. Còn lịch sử của một đất nước trong dòng chảy của lịch sử thế giới thì vẫn là lịch sử khách quan, những sự kiện, tính chất của một giai đoạn lịch sử của đất nước đó vẫn được cố định trong không gian và thời gian trong quá khứ, mang tính chất tuyệt đối và khách quan, không hơn không kém và không thể bị thay đổi vì bất cứ lý do gì. Lịch sử Việt Nam cũng vậy, không thể tự thay đổi và càng không được thay đổi. Không thể vì hội nhập trong thế giới hiện đại mà phải đốt cháy lịch sử của Việt Nam cách nay cả mấy chục năm. Còn muốn viết sử mới cho giai đoạn hiện nay trở đi và muốn gọi cái gì để thế giới dễ chấp nhận thì mời các cụ giang tre, nứa cứ viết, viết xong rồi tị nạn nhé!!!!






Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018


Bài 4, ÔNG NGUYỄN MẠNH HÀ MUỐN VINH DANH VNCH BẰNG LÝ LẼ NGỤY BIỆN, XẢO TRÁ
Lê Thanh Minh
Ở đời đúng là chữ “ngờ” là chữ khó đoán định nhất! Ai ngờ rằng ông phó giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Hà trong buổi nói chuyện với truyền thông khi giới thiệu về bộ quốc sử lại có tư tưởng vinh danh chế độ ngụy quân, ngụy quyền mạnh mẽ đến thế? Nghe ông ấy thuyết giảng (trong đoạn clip) về cái gọi thành tựu giáo dục, nền kinh tế xã hội dưới bàn tay của ngụy quân, ngụy quyền VNCH  và còn đưa ra cái luận điệu ngây ngô: Nếu không thừa nhận các chính thể trước đó thì sẽ không thể chứng minh được “sự thụ đắc liên tục” trong vấn đề tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ví dụ, năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại đã tuyên bố trước Hội nghị Liên hợp quốc về biển tại San Franscisco về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng SaTrường Sa. Nếu không thừa nhận chính quyền Bảo Đại như một thực thể lịch sử thì sẽ bị trống một khoảng về “sự thụ đắc liên tục” của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa”, mà Lão nông tôi cứ nghĩ là mình đang mơ ngủ, sống nhầm thời đại, sống lộn chế độ cơ!




Bài này xin thưa với ông Nguyễn Mạnh Hà 2 vấn đề:
1. Rất buồn cười vì trong lời phát biểu này, ông khen nền giáo dục và nền kinh tế miền Nam dưới chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền (giọng này giống những kẻ đang chống phá đất nước khi gào thét, tô vẽ cái đẹp của nền giáo dục và kinh tế của VNCH, cũng giống cái giọng của ông Nguyễn Nhã trước đây quá cơ). Đúng ra ông phải biết và thật ra ông biết, nền giáo dục dưới chế độ VNCH ấy chỉ giành cho một số ít người dân đô thị miền Nam, bọn quý tộc nguỵ quân, nguỵ quyền được hưởng theo “lợi nhuận” cho việc bán nước, tay sai, hại dân mà Mỹ trả công đấy. Chứ ở nông thôn, người nghèo khổ được hưởng chăng? Nhân đây, tôi cũng xin trích vài ý kiến của chính những nhà giáo dục dưới chế độ nguỵ quyền VNCH nói về nền giáo dục miền Nam trong thời nguỵ quyền Sái Gòn (dẫn lại theo Trần Văn Chánh - Nền giáo dục miền Nam 1954 - 1975) cho ông biết: Thượng tọa Thích Đức Nghiệp (Hiệu trưởng Trung học tư thục Vạn Hạnh): “Nền giáo dục và chính sách giáo dục hiện tại đã quá lỗi thời… Chỉ là hậu thân của chương trình giáo dục Pháp suốt gần một thế kỷ mà họ cai trị… Đó là một thứ bã mía mà người ta bỏ lại, mình đâm đầu ra hít lấy tưởng là ngon, là bổ nhưng rút cuộc toàn là cặn bã cả”. Ông Trần Ngọc Ninh (Giáo sư Y khoa Đại học Sài Gòn, nguyên Tổng ủy viên Văn hóa Xã hội kiêm Ủy viên Giáo dục 7.1965 đến 7.1966 của chế độ nguỵ quyền VNCH):“Trong khoảng đất của giáo dục, tình hình thực là đen tối: kỷ luật học đường gần như không còn nữa. Học trò quyết định, thầy giáo cúi đầu. Nghề dạy học đang xuống dốc để trở thành một nghề buôn, trong đó có cả những gian thương giáo dục như mọi nghề buôn bán khác. Đến nay lòng tin đã mất hẳn”. Ông GS Nguyễn Chung Tú đã đưa ra kết luận bằng cách trích dẫn lời nhận định của chính ông Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục của nền giáo dục nguỵ quyền VNCH Bùi Tường Huân: “Tình trạng giáo dục quả thật là bi đát! Không có chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm vá víu, cơ sở thiếu thốn…/ Thêm vào đó, thái độ tắc trách, buông xuôi của một số giáo chức, lòng nghi ngờ thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh/ Đấy chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công”. Còn một ông dân biểu quốc hội của nguỵ quyền VNCH thời đó đã cực lực mạt sát, phê phán không tiếc lời về học đường như sau: “Học đường hỗn độn đảo lộn thê thảm vô kỷ luật không còn tôn ti trật tự. Học trò thì du đãng, du côn, xấc láo. Cha mẹ chửi thầy, đánh thầy, học sinh bãi khóa, bãi thi, xuống đường hoan hô đả đảo sa đọa bi quan. Học sinh khinh bỉ nhục mạ vì tư cách nô lệ bợ đỡ người trên đàn áp kẻ dưới, bán đề thi ăn tiền, chạy chọt thi cử. Giáo dục trở thành một nghề buôn, đàn anh là các tay đầu cơ gian thương. Học sinh không tin tưởng gì nữa thì chúng ta dạy cái gì đây. Tóm lại nền giáo dục đã hoàn toàn thất bại và đang đi dần đến chỗ phá sản”… Đến đây thì rõ cả rồi nhé các cụ!
Lời phát biểu của ông Hà hay ông nào khác khi vinh danh nền giáo dục của ngụy quyền để làm cớ chính danh VNCH đều đang xúc phạm đến thành quả của nền giáo dục và nền kinh tế của nước nhà hiện nay. Thưa ông Nguyễn Mạnh Hà, ông nên nhớ: Một nền giáo dục đi từ con số 0 tròn trĩnh, khi tiếng i-tờ vang lên dưới bom đạn của Mỹ, giở trang sách dưới ánh đèn dầu trong hầm trú ẩn, thầy và học trò ngồi trong lớp học “bình dân học vụ” mà đầu vẫn phải đội mũ rơm chống mảnh đạn của giặc xâm lược… một nền giáo dục mà lớp lớp thầy - cô giáo, học sinh đã phải gác bút, cầm súng đánh đuổi quân xâm lược và tay sai nguỵ quân, nguỵ quyền để giữ nước, giữ giống nòi, để rồi sau chiến tranh giải phóng, nền giáo dục ấy lại vừa hành cái việc dạy, việc học, vừa tham gia kiến thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, và đến hôm nay, dù còn nhiều thiếu sót, lỗ hổng, bất cập nhưng nền giáo dục ấy cũng đã có rất nhiều thành tựu, được thế giới ghi nhận.
2. Ông Hà nói “Nếu không thừa nhận chính quyền Bảo Đại như một thực thể lịch sử thì sẽ bị trống một khoảng về “sự thụ đắc liên tục” của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa”. Đó là sự ngụy biện. Theo tư duy logic,  ý ông ta và những người như ông ta muốn chính danh Quốc gia Việt Nam là nhà nước vì VNCH là kế thừa của Quốc gia Việt Nam, nên khi đã chính danh được cho QGVN, thì theo tính nối tiếp, đương nhiên VNCH sẽ là chính danh, và đương nhiên khi đó từ ngụy quân, ngụy quỳên sẽ vô nghĩa với VNCH. Đúng là kiểu ngụy biện xảo quỵêt.
Tôi hỏi ông Hà có phải ông giả bộ ngây ngô về lịch sử? Vì thật ra cái gọi là QGVN chỉ là "giải pháp Bảo Đại" của thực dân Pháp để quay lại đô hộ Việt Nam. Pháp đưa Bảo đại lên làm Quốc trưởng, nhưng không có quốc hội, không có quân đội, không có lãnh thổ, không có gì cả, tất cả những gì thuộc miền Nam lúc bấy giờ đều trong tay Pháp, quyền hành thuộc về Pháp, Bảo Đại và chính phủ của ông ta chỉ là bù nhìn, tay sai. Hỏi làm sao được gọi là chính danh nhà nước? Hơn nữa, khi mà trước đó, năm 1945, chính Bảo Đại đã trao ấn kiếm cho Chính phủ VNDCCH của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và nhà nước VNDCCH đã chính danh từ đó trong lãnh đạo đất nước Việt Nam và liên tục suốt chiều dài lịch sử đến nay. Trong thực tế QGVN là nguỵ.
Sự ngây ngô giả bộ hay gọi là ngụy biện của ông Hà (cũng như ông Cường, ông Nhã trước đây) và những người như ông ta còn ở chỗ: Hội nghị quốc tế liên quan đến pháp lý của Việt Nam đối với Hoàng sa, Trường sa không quyết định ở Hội nghị Francsico 1951 được, mà phải quay lại từ các hội nghị trước đó là Hội nghị ra Tuyên bố Cairo năm 1943; Hội nghị Postdam năm 1945. Tại hai hội nghị này, các nước tham gia hội nghị và cả Trung Quốc đều không khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng sa và Trường sa. Còn Hội nghị Francsico năm 1951, khi mà ông Trần Văn Hữu tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng sa và Trường sa thì tiếng nói này không có trọng lượng bởi hai lẽ:
=> Thứ nhất, mọi quyền hành và trọng lượng khẳng định vấn đề Việt Nam nằm trong tay thực dân Pháp;
=> Thứ hai, tại Hội nghị này thì không có Trung Quốc tham dự, vậy thử hỏi bây giờ đưa cái hội nghị này ra làm pháp lý chủ quyền cho Việt Nam đối với Hoàng sa, Trường sa thì Trung quốc có chịu không? Đừng ngây ngô, ảo tưởng, ngụy biện.
Hãy nhìn vào thực tế Philippin để mỗi người Việt Nam phải hiểu: Khẳng định chủ quyền và đòi lại Hoàng sa phải phụ thuộc vào yếu tố thuyết phục, nhưng quyết định nhất là sức mạnh tự cường của chính dân tộc Việt Nam.
Vậy nên, viết đến đây thì lão nông tôi mới biết mình còn tỉnh!...
Còn nữa….

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN DÙ RÊU PHONG PHỦ KÍN THÌ DANH XƯNG ẤY CŨNG KHÔNG THAY ĐỔI VỚI NHỮNG KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN



BÀI 2: NGỤY TÂM, NGỤY NGÔN THÌ KHÔNG XỨNG ĐÁNG CẦM BÚT VIẾT QUỐC SỬ
Lê Thanh Minh

Bài 1, tôi viết về tính trung thực của phó giáo sư Nguyễn Mạnh Hà và đồng nghiệp của ông ta, tôi đăng bài thì bị báo cáo và mark gỡ bài. Như tôi đã từng tâm sự với anh chị em và đồng đội rằng con đường của chúng ta sẽ còn nhiều chông gai, cần sự kiên trì, kiên quyết, chân tâm trong sáng, đặc biệt nếu ta bỏ cuộc thì bọn xét lại và ủng hộ xét lại lịch sử sẽ mọc lên như nấm sau mưa. Hôm nay tôi xin gửi đến anh chị em, đồng chí, đồng đội của tôi bài 2. Mời mọi người quan tâm đón đọc.

Trở lại với cái clip của ông Nguyễn Mạnh Hà trong cuộc đối thoại, trao đổi với phóng viên qua câu lạc bộ Cà phê số, bài này tôi nói về cái ngụy tâm, ngụy ngôn của ông ấy và đồng nghiệp khi các ông ấy đi quảng bá cho bộ quốc sử, nhất là tập 22 của bộ quốc sử.



Trước hết, trong buổi nói chuyện ấy, ông Hà có đề cập đến những lý do, cơ sở khoa học để thay đổi danh xưng ngụy quân, ngụy quyền thành “chính quyền sài gòn”, “chính quyền VNCH” trong bộ quốc sử. Nhưng tất cả những ai đã xem clip đều nhận thấy: Những lý do ông ấy đưa ra đều giống những lý do của ông Trần Đức Cường và những người liên quan trong năm 2017 khi bảo vệ, mở đường cho bộ sách lịch sử Việt Nam 15 tập trước đây, và những giọng điệu đó đều có phần giống với giọng điệu của bọn ngụy quân, ngụy quyền đã và đang rêu rao, đòi hỏi chính danh hóa cho VNCH. Vậy ta thử hỏi: Một vấn đề như các ông ấy nói: Đổi mới, lấp khoảng trống trong lịch sử, trong đó “những cái” phải lấp, cần lấp cho lịch sử nước nhà giữa bộ quốc sử và bộ sách lịch sử 15 tập đều giống nhau, thế hà cớ chi phải viết một bộ sách 15 tập và phát hành trước, sau đó viết tiếp bộ sử đồ sộ được gọi là quốc sử? thời gian thì gần như tiến hành song song, cách nhau chỉ hơn 1 năm? Phải chăng các ông muốn biến bộ sách lịch sử 15 tập là hòn đá dò đường, thẩm định dư luận, soạn đường cho bộ quốc sử? Vậy viết sử là một nghề cần chân tâm hay chỉ là nghề kiếm tiền? Các ông có biết ngân sách đầu tư cho viết sử đều là ngân sách Nhà nước, thuế của dân? Tại sao một vấn đề lại được thực hiện bằng hai đề tài, hai bộ sách khác nhau mà không phải là nghiên cứu cho kỹ, cho sâu, cho đúng rồi viết một lần cho đỡ tốn kém? Phải chăng vì nó béo bở, thơm tho? Hãy nhìn xem bộ sử 15 tập ra đời được đã chi hết bao nhiêu tiền, đến nay đã bán được bao nhiêu? Nhà nước thu lại được vốn không? Nó được bao nhiêu người đón nhận? Vậy thằng anh của nó - bộ quốc sử nếu ra đời sẽ ra sao? Những câu hỏi này tôi để mọi người thẩm định, trả lời, Thanh Minh tôi chỉ nói một câu: Các nhà viết sử nhân danh khoa học, khách quan, trả lại lịch sử sự thật chỉ là ngụy tâm, ngụy ngôn mà thôi!

Thứ hai, Những lý do mà ông phó giáo sư Nguyễn Mạnh Hà đưa ra bảo vệ cho việc thay đổi danh xưng ngụy quân, ngụy quyền trong tập 22, bộ quốc sử là ngụy ngôn. Những lý do đó, ông Cường, ông Lê và nhiều ông khác là tác giả của bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập đưa ra đều bị dư luận phản bác rất thuyết phục và chính các ông ấy đã im lặng chấp nhận. Hôm nay ông Hà lại đưa ra, dù ông biết sẽ bị dư luận lên án. Vì sao? Phải chăng vì lợi ích nên “cưa cùn không sợ gỗ ai trơ”? Chúng tôi, nhân dân Việt Nam đều cảm nhận được âm mưu, thủ đoạn của một thế lực thò tay vào bộ lịch sử (cả bộ 15 tập và bộ quốc sử). Đặc biệt, trong clip, ông Hà nói, bộ quốc sử viết ra “cho các tầng lớp nhân dân đọc, không phải chỉ cho nhân dân miền Bắc, hay cho cán bộ, đảng viên đọc”. Có ý gì đây? Ông không biết hay ông ngụy ngôn? Ý ông là bộ quốc sử viết cả cho những người là “nhân dân” ngụy quân, ngụy quyền chấp nhận ư? Ông sai lầm rồi? Ông là nhà sử không lẽ ông không biết được rằng trong thời gian 1954 - 1975, nhân dân miền Nam có bao nhiêu % ủng hộ cái chế độ thối nát, phản bội, tay sai ngụy quân, ngụy quyền? Nếu số người ủng hộ ngụy quyền nhiều đến mức đóng vai trò quyết định cho việc ra đời của bộ quốc sử thì ông đang sĩ nhục nhân dân miền Nam rồi. Ông hãy nhớ: Người miền Nam, miền Bắc và cả dân tộc này chấp nhận hi sinh để đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Chiến công lịch sử giải phóng miền Nam là do nhân dân Việt Nam, trong đó có công lao to lớn, quyết định của nhân dân miền Nam lập nên cho đất nước này. Nhân dân miền Nam đã không ủng hộ chế độ VNCH và kẻ xâm lược, họ đã quyết mở đường đón cộng sản vào để cùng với họ chiến đấu, đánh đổ VNCH. Bởi họ hiểu được nỗi đau do chế độ ngụy quân, ngụy quyền đem đến cho họ. Và ông cũng phải tự hỏi: hôm nay trong hơn 90 triệu dân thì có bao nhiêu % trong đó ủng hộ ngụy quân, ngụy quyền? đến vài triệu không? Hãy hỏi khoảng 5 triệu kiều bào ở nước ngoài thì bao nhiêu % trong đó ủng hộ ngụy quân, ngụy quyền trở lại? Chỉ thế thôi cũng đã nhận ra, cái lý do chính danh cho VNCH trong bộ quốc sử như ông Hà nói trước công luận là sự lừa dối, là ngụy ngôn.

Cổ nhân đã dạy: “Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử”. Còn một số nhà viết sử như ông Hà, ông Cường lại dùng ngụy ngôn, ngụy tâm, bẻ cong ngòi bút để đánh tráo lịch sử, xóa nhòa thiện - ác, biến chính sử thành ngụy sử, làm cho lịch sử không còn chức năng soi tỏ trí trị, răn đe kẻ loạn tặc.
Còn nữa….


Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN - DÙ RÊU PHONG PHỦ KÍN THÌ DANH XƯNG ẤY CŨNG KHÔNG THỂ THAY ĐỔI!


Bài 1: NHÀ SỬ HỌC NHƯNG THIẾU TRUNG THỰC LÀ BẤT NHÂN

Lê Thanh Minh

Trong những này qua, trên mạng xã hội đã có nhiều bài viết phản đối bài nói chuyện của ông giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Hà khi ông ta thông tin về bộ quốc sử. Tôi đã xem đi, xem lại hai lần cái clip đó, cố gắng tìm ra cái lý thuyết phục trong bài nói của ông ta nhưng không thể. Tôi cũng nhận thấy, họ - những người làm bộ sử Việt Nam 15 tập và bộ quốc sử giống nhau ở cách quảng cáo cho sản phẩm trước khi nó ra đời, chỉ khác lần này là họ thực hiện chiến thuật mưa dầm, nhỏ lẻ qua các bài trả lời phỏng vấn và nói chuyện với truyền thông bằng tư cách không chính danh (như chính ông Hà đã nói trong buổi nói chuyện là để trao đổi, chứ không phải đăng báo).




Trong bài nói chuyện của ông Nguyễn Mạnh Hà đã bộc lộ rất nhiều điều vô lý của một nhà sử học cần có. Tôi sẽ làm rõ từng vấn đề này. Trước hết, ở bài này, tôi chỉ nói đến tính trung thực của ông ta và những người như ông ta. Tôi khẳng định, ông ta không trung thực. Mà nhà sử không trung thực thì ngòi bút cũng sẽ bị bẻ cong.

Thứ nhất, vào đầu bài, giữa bài, và cuối bài, ông Hà đã nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần là Hội đồng khoa học biên soạn và thành viên Hội đồng quán triệt tính toàn diện, khách quan, trung thực khi biên soạn bộ quốc sử theo chủ ý của cố giáo sư Phan Huy Lê. Há phải chăng, mọi sai lầm của ông ta và đồng nghiệp sau này trong bộ quốc sử nếu bị dư luận lên án đều có thể đổ lên đầu ông Lê? Tại sao bản thân ông ta và đồng nghiệp tự khoe mình là nhà khoa học sao lại không dám chứng minh tính khoa học, chân lý của những vấn đề do mình viết ra, trong đó có việc đổi cách gọi của VNCH? Phải chăng ông ta nhìn trước được hậu quả nên chọn cách đổ vấy cho ông Lê (khi ông Lê đã quá cố) để trốn trách nhiệm trong tương lai? Vậy tính trung thực của ông Nguyễn Mạnh Hà ở đâu?

Thứ hai, khi có người hỏi về ông Phan Huy Quát, thì ông Nguyễn Mạnh Hà lại trả lời rằng: Ông Phan Huy Quát là thủ tướng của VNCH trong một thời gian rất ngắn, là người thân, người họ hàng của Giáo sư Phan Huy Lê, không phải là anh em, chỉ là họ hàng thôi (ông ta chắc lại hai lần). Cái này thì một nhà sử học như ông không thể nói bừa, nói ẩu, nói sai được như thế. Phan Huy Lê là em trai cùng cha khác mẹ với Phan Huy Quát (thân sinh ra ông Quát và ông Lê là Phan Huy Tùng, Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn. Sự thật sáng hơn cả mặt trời vậy mà ông dám đổi trắng thay đen rằng họ là “họ hàng thôi”. Tính trung thực của một nhà viết sử như ông sao rẻ rúng vậy?

Thứ ba, ông Nguyễn Mạnh Hà lại khẳng định: trong bộ quốc sử sẽ thay đổi danh xưng ngụy quân, ngụy quyền, nhưng khi trích câu nói của Bác Hồ hay văn kiện lịch sử Đảng vào trong bộ quốc sử về vấn đề này thì vẫn giữ nguyên tên gọi ngụy quân, ngụy quyền. Lạ nhỉ? Bộ quốc sử và lịch sử Đảng nếu nói đến tính chất thì cái nào bao trùm? Cái nào thể hiện danh dự quốc gia như ông nói? Lịch sử Đảng cũng là một phần lịch sử của đất nước, các ông dám thay đổi lịch sử trong bộ quốc sử nhưng lại không dám đề xuất sửa đổi trong lịch sử Đảng? Ông đang bảo vệ lịch sử hay đang cố tình xúc phạm Đảng và Bác Hồ? Tính trung thực của ông đâu?

Thứ tư, Lịch sử cần sự thật, vì lịch sử là bài học của hiện tại và tương lai. Nhưng ông Hà lại nói, trước 1975 gọi ngụy quân, ngụy quyền là đúng, còn từ sau 1975 đến nay thì không thể gọi như thế. Ông phải nhớ, ở giai đoạn lịch sử nào cũng, tầng lớp lãnh đạo, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng có những bước đi sai lầm nhất định, ví dụ như trong cải cách ruộng đất năm 1954. Vấn đề này cả Bác Hồ và Bộ Chính trị lúc bấy giời đã từng thừa nhận những sai lầm trong triển khai thực hiện chủ trương. Biết nhận ra sai lầm để sửa đổi là tính trung thực của phong cách lãnh đạo, của những người cộng sản chân chính. Bây giờ cũng phải đưa những chi tiết về những sai lầm và cách sửa sai đó vào lịch sử. Tôi đồng tình. Nhưng ngược lại các ông lại biến cái tội ác của chế độ ngụy quân, ngụy quyền thành công trạng khi ông Hà nói: Không nên dùng từ ngụy, từ “bù nhìn”, từ “tay sai”, mà gọi là “chính quyền”. Đây được gọi là tính trung thực sao? Tôi hỏi ông Nguyễn Mạnh Hà, vì theo lời kêu gọi “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của Bác Hồ nên ông đã có mặt trong đoàn quân ấy để giải phóng miền Nam, bây giờ ông lại nói không thể gọi là ngụy, phải chăng ngày ấy ông đi giải phóng miền Nam là sai lầm, vì nó là một chính quyền chính danh, là một quốc gia? Vậy với góc nhìn khách quan của ông thì đâu là sự thật? Nòng súng của ông trong kháng chiến chống Mỹ - ngụy là sự thật hay ngòi bút của ông bây giờ là sự thật? Nòng súng và ngòi bút trên tay ông ở hai thời điểm lịch sử khác nhau sao một cong - một thẳng? Đâu là nguyên nhân của sự khác nhau? Hay do lương tâm của các vị không thật với lịch sử.

Có một chân lý rất đơn giản: chế độ tay sai, bù nhìn ngụy quân, ngụy quyền trong giai đoạn 1954 - 1975 dù thế hệ hôm nay (cách đó đã hơn 40 năm) hay 400 năm, 4000 năm sau nhìn về nó trong giai đoạn lịch sử đó thì nó vẫn là một chế độ tay sai, bù nhìn, phản quốc. Đó mới là sự thật, mới là trung thực của lịch sử.

Nếu hôm nay gọi ngụy quân, ngụy quyền là chính danh, là một thực thể, thừa nhận nó là một quốc gia thì một thời “xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước” của cha anh phải gọi như thế nào mới đúng, phải chăng chữ “cứu nước”, chữ “giải phóng” nên đổi cách gọi là “xâm lược”?
Còn nữa….