Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ NGỤY QUYỀN SÀI GÒN


LÃO NÔNG TÔI KHINH NHỮNG NGƯỜI LẤY HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 (xin phép viết tắt là HĐ PR1973) ĐỂ LÀM CỚ ỦNG HỘ PHONG TRÀO CHÍNH DANH CHO NGỤY QUYỀN SÀI GÒN

Tôi từng khẳng định: Ai, bất kỳ ai lấy HĐ PR1973 để ngụy biện cho sự tồn tại của cái gọi là "chính quyền VNCH là hiển nhiên" là những kẻ ko có não. Bài này tôi sẽ chứng minh điều đó.

"Ai" mà tôi muốn nói đến đây là rất nhiều người, đủ các thành phần, từ phó giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học đến một số người ủng hộ cho bộ sử VN 15 tập và bộ quốc sử đang trong giai đoạn chuẩn bị chào đời đã và đang làm cái việc vô trí, vô tâm, vô phúc là thay thuật ngữ ngụy quyền bằng "chính quyền VNCH". Một trong rất nhiều căn cứ vô lý mà họ đưa ra là "ngay từ năm 1973, HĐ PR được ký kết đã chứng minh VNCH là một chính quyền", rồi họ trưng ra cái trang cuối có chứ ký của vnch bên cạnh 3 chữ ký của đại diện VNDCCH, Hoa Kỳ và CP LT CHMNVN.

Cái vật chứng này và lý lẽ này chỉ chứng minh 1 điều: những người to mồm, dương dương tự đắc đưa ra căn cứ xem như bảo vật trấn quốc cho cái gọi "chính quyền VNCH", “VNCH là một quốc gia” là những người không có não hay não rỗng mà thôi.

HĐ PR1973 có ý nghĩa gì với ngụy quyền SG không? Xin thưa là không. Trái lại còn minh chứng sâu sắc cho cái nghề tay sai, bù nhìn, bán nước của ngụy quyền SG cơ đấy.

Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi rằng Mỹ có muốn ký HĐ PR1973 không? Chắc chắn là không. Một kẻ đi xâm lược như Mỹ mà lại chủ động muốn ký HĐ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho toàn cõi VN ư? Hão! Vậy ngụy quyền SG có muốn tham gia ký HĐ PR 1973 ko? Càng không! Những kẻ đứng đầu một chế độ bán nước rước giặc vào xâm lược đất nước, chia đôi Tổ quốc, để được làm kiếp tay sai, bù nhìn rồi hưởng lợi lộc từ chiến tranh, từ những đồng đô la của Mỹ lại muốn ký một HĐ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho chính đất nước mà chúng đã bán cho Mỹ để hưởng lợi ư? Hão!

Vậy hỏi tiếp rằng tại sao Mỹ phải đặt bút ký HĐ? Vâng, chính Nhân dân Việt Nam, chính quyền VNDCCH và Quân giải phóng buộc Mỹ phải ký. Và, tại sao lại có chữ ký của ngụy quyền SG trong trang cuối của HĐ? Vâng, chính bố Mỹ bắt chúng phải ký. Chứ ngụy quyền SG không có một chút trọng lượng gì trong HĐ cả, càng không phải là một thực thể chính trị tham gia đàm phán và chi phối đến quá trình ra đời của HĐ. Tuyệt đối không!

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhân dân ta xác định rõ ràng là tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, chứ không phải cuộc chiến tranh chống ngụy quân, ngụy quyền SG, thống nhất đất nước. Mỹ cút thì ngụy tất nhào. Thắng lợi trên chiến trường bắt nguồn từ nhiều yếu tố, song việc xác định đúng ý nghĩa, mục đích, mục tiêu, đối tượng tiến hành chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ là yếu tố cực kỳ chính xác, quan trọng, có ý nghĩa quyết định xuyên suốt chi phối đến thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đó. Thắng lợi trên chiến trường đã buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán chứ VNCDCH không cần bắt bọn ngụy quyền SG ngồi vào bàn đàm phán. Nếu buộc ngụy quyền SG ngồi vào bàn đàm phán thì tính chất của cuộc chiến sẽ mang tính chất khác, đó là nội chiến và HĐ sẽ mang tính chất khác là HĐ đình chiến về cuộc nội chiến. Thực tế lịch sử quá trình ra đời của HĐ đã chứng minh điều đó.

Trước 1972, các cuộc đàm phán gồm 4 bên. Nhưng Chiến dịch Mậu Thân 1968 và đặc biệt khi quân và dân Việt Nam làm gỏi xong bầy B52 trên bầu trời miền Bắc năm 1972 thì Mỹ ko còn lựa chọn khác là phải tự nguyện ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt chiến tranh với VN. Trên thực tế là chỉ VNDCCH đàm phán với Hoa Kỳ. Chiến thuật vừa đánh vừa đàm và triển khai mặt trận ngoại giao rất bản lĩnh và đầy trí tuệ đã tạo ra thế chủ động của VNDCCH. Đàm phán với ai, nội dung đàm phán là gì thì đều do người nắm thế chủ động quyết định chứ Mỹ chỉ được phép ra điều kiện trong thế cửa dưới. Còn VNCH không phải là đối tượng được tham gia đàm phán mà chỉ là một bên liên quan đến cuộc chiến, phải thực thi nội dung HĐ nếu HĐ được thông qua và ký kết.

Đàm phán HĐ PR1973 là quá trình diễn ra giữa Nhà nước VNDCCH với Hoa Kỳ, chỉ hai chủ thể đó thôi. Từ 02/01 đến 14/01/1973 giữa đã có 23 cuộc mật đàm giữa VNDCCH với Hoa Kỳ (không có VNCH tham gia). Ngày 23-1-1973, Henry Kissinger nhận được chỉ thị của Nixon chấp nhận ký Hiệp định Paris VÔ ĐIỀU KIỆN. Cùng ngày, cuộc mật đàm cuối cùng giữa hai trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ diễn ra. Tại cuộc mật đàm thứ 24 này, các thủ tục về thể thức ký, nội dung Hiệp định được thống nhất, đồng thời hai bên xác định ngày 27-01-1973 sẽ là ngày ký chính thức Hiệp định Paris giữa bốn bên. Cuối cùng đại diện phía Việt Nam, cố vấn Lê Đức Thọ và đại diện Hoa Kỳ, Henry Kissinger đã cùng ký tắt vào bản văn Hiệp định. VỀ MẶT LOGIC, thì nội dung ký tắt giữa đại diện phía Việt Nam, cố vấn Lê Đức Thọ và đại diện Hoa Kỳ, Henry Kissinger đã cùng ký tắt vào bản văn Hiệp định là chốt nội dung và ý chí của mỗi bên cho HĐ PR1973, còn phiên ký 4 bên ngày 27/1/1973 chỉ là hình thức nữa mà thôi.

Trong thời gian đó, từ ngày 5 đến 11/01/1973, Nixon đã gửi 8 bức điện mật yêu cầu Nguyễn Văn Thiệu cử người đi Paris chuẩn bị ký Hiệp định. Hãy nhớ là Mỹ yêu cầu VNCH phải tham gia ký nhé. Vì biết tính phản trắc của đứa con do Mỹ dựng lên nên trong các bức điện đó, Nixon bảo đảm với Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ đơn phương công nhận “chính quyển Sài Gòn” là “chính phủ hợp pháp duy nhất” ở miền Nam Việt Nam. Nhưng Nixon cũng nói rõ sự đảm bảo này không thể ghi vào Hiệp định (vì VNDCCH ko đồng ý điều đó). Để chứng tỏ sự bảo đảm này, Nixon tiếp tục duy trì hành động ném bom miền Bắc Việt Nam cho đến ngày 16-1-1973 - hai ngày trước khi diễn ra phiên họp cuối cùng của Hội nghị Paris về Việt Nam.

Có một câu hỏi rất hay ở đây là tại sao Mỹ ép buộc VNCH phải tham gia ký kết HĐ? Đơn giản thôi, nhìn vào chiều hướng của cuộc chiến và mục đích đàm phán đi đến ký kết HĐ của Mỹ thì thấy, Mỹ muốn rút quân an toàn và rút trong thể diện được bảo đảm, không chỉ VNDCCH bảo đảm cho Mỹ điều đó mà Mỹ cũng không muốn VNCH cản trở điều đó (vì có thể chó cùng đường quay lại cắn chủ). Vì vậy Mỹ phải ép buộc VNCH phải tham gia ký HĐ như là một bên liên quan để bắt buộc VNCH phải chấp hành nội dung HĐ. Đến đây, ta đã hiểu là chữ ký của VNCH trong HĐ chỉ là với tư cách một bên liên quan chứ không thể là một bên có tư cách như một nhà nước hay một quốc gia quan trọng của Hiệp định.

Và, tại sao Nhà nước VNDCCH đồng ý với Mỹ cho phép VNCH tham gia ký Hiệp định? Đây mới là trí tuệ của các nhà ngoại giao của nhà nước VNDCCH đấy. Nhìn tổng quan vào quá trình đàm phám và thực tế trên chiến trường thì chúng ta đều nhận ra: các nhà lãnh đạo đại diện cho nhà nước VNDCCH đều nhìn thấy hai vấn đề: (1) Cho VNCH tham gia ký là một biện pháp chính trị để hỗ trợ cho quân Mỹ rút quân cho nhanh để đạt mục đích cao nhất của chúng ta là Mỹ phải cút - tức là buộc Mỹ phải rút quân khỏi bờ cõi Việt Nam, nên VNDCCH chấp nhận điều kiện cho VNCH ký vào HĐ, cũng không chết ai. (2) quan trọng hơn, chính chúng ta biết rằng ngụy quyền là một chế độ lưu manh, phản trắc, chắc chắn chúng sẽ giãy dụa trước khi chết, tức là chúng không đồng ý ngưng chiến. Vậy VNDCCH sẽ gián tiếp đồng ý với Mỹ bắt chúng phải ký HĐ, sau khi Mỹ cút, chúng sẽ vi phạm Hiệp định thì ta đánh cho chúng nhào luôn để thống nhất đất nước, đến lúc đó thì Mỹ, LHQ hay Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế về thực thi HĐ không có lý do lên án VNDCCH và Quân giải phóng. Và trong thực tế từ 1973 đến 1975 đã chứng minh điều đó.

Nội dung của HĐ PR1973 đã chứng minh rõ nhất, sống động nhất cho vấn đề này. Toàn văn hiệp định (không tính phần chữ ký) có 4.350 từ với 9 chương, 23 điều thì không có lấy một từ viết về cái gọi là “chính quyền VNCH”, hay “quốc gia VNCH” chỉ viết đúng 01 lần duy nhất cụm từ “Việt Nam Cộng hòa” trong khoản a, Điều 3 rằng: Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Duy nhất viết 1 lần đó để làm gì? Để buộc lực lượng quân sự của VNCH phải ở nguyên vị trí cho Mỹ rút quân! Còn toàn bộ nội dung của HĐ chỉ nói đến hai chủ thể chính của HĐ là giữa Nhà nước VNDCCH và Hoa Kỳ, xin trích một số điều như sau:

01- Điều 2, Chương II viết: “Một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miên Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày hai mươi bảy tháng Giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

=> Xin thưa là Hiệp định bắt buộc Hoa Kỳ phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng, chứ không phải là lãnh thổ của “quốc gia VNCH” nhé!

02 - Chương IV là nói về “VIỆC THỰC HIỆN QUYỂN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIẾN NAM VIỆT NAM”. 
=> Xin thưa là “Nhân dân miền Nam” chứ không phải là quyền tự quyết của VNCH nhé. Và thực tế Nhân dân miền Nam đã tự quyết như thế nào thì đã rõ cả rồi.

03- Điều 21, Chương VIII về “QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA” xác định rất rõ: Hoa Kỳ mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và toàn Đông Dương.

Cũng tại Điều 23, Chương VIII xác định: Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ô Việt Nam và việc thực hiện triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.

=> Xin thưa là rõ rồi nhé: sau chiến tranh là xây dựng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và nhà nước VNDCCH. Và tất nhiên Mỹ cũng biết, sau khi Mỹ rút quân thì VNCH sẽ biến mất.

Lời cuối: Toàn văn HĐ PR1973 đã rõ như ban ngày, nên những ai dù là giáo sư hay phó giáo sư như ông Nguyễn Mạnh Hà hay ông Phạm Đức Bảo nói “VNCH là một chính quyền và đủ yếu tố là một quốc gia vì ngày 27/01/1973 chúng ta đã ký HĐ PR với chính quyền VNCH nên ta không thể gọi VNCH là ngụy được” và họ đều tự đắc mình là nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học, nhà luật học nhưng thật ra là những kẻ không có não; và những người ủng hộ bỏ chữ ngụy mà lấy cái trang cuối của Hiệp định có 4 chữ ký để chứng minh VNCH là một chính quyền, là một quốc gia càng không có não.

Còn ông Phạm Đức Bảo (clip) tuyên bố những người như chúng tôi hay các tướng lĩnh là “chống lại chủ trương bỏ chữ ngụy của Đảng, Nhà nước” là kiểu giọng mất dạy, bố láo của những kẻ không não.

Ai phản biện thì cứ tự nhiên!



Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

SỰ LỰA CHỌN CỦA THẾ HỆ!


Lê Thanh Minh
Con người sinh ra và lớn lên, hỏi có ai không muốn được sống trong hòa bình, được cười, nói, hít thở bầu không khí trong lành, bình yên, ai không muốn được ăn ngon, mặc đẹp, sống sung túc, đầy đủ. Thế hệ nào cũng muốn điều đó. Song, sinh mệnh của cá nhân, của thế hệ phải gắn liền với sinh mệnh của quốc gia, dân tộc, đất nước.

SINH MỆNH CỦA CÁ NHÂN GẮN LIỀN VỚI SINH MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC
Đất nước có chiến tranh, từng cá nhân, mỗi thế hệ phải đối mặt với sinh tử.
Đất nước đói nghèo, từng cá nhân, mỗi thế hệ phải sống trong thiếu thốn, đói đói rét.
Đất nước hòa bình, mỗi cá nhân, thế hệ đều được sống trong yên bình, tươi vui, hạnh phúc.
Đất nước giàu mạnh, mỗi cá nhân, thế hệ đều được hưởng cuộc sống ấm no, đủ đầy về vật chất và tinh thần.

LỰA CHỌN CỦA CÁ NHÂN
Đất nước có chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh, cá nhân có quyền lựa chọn. Hoặc cùng đất nước đối đầu với chiến tranh, chiến đấu cùng đất nước để tìm kiếm hòa bình! Hoặc trốn chạy chiến tranh, ngoảnh lưng với dân tộc, bỏ mặc thời cuộc, bỏ nước  ra đi để giữ lấy an thân!
Đất nước đói nghèo, lạc hậu, cá nhân cũng có quyền lựa chọn. Hoặc cùng đất nước đối mặt với khó khăn, vượt qua gian lao, vất vả để tiến lên giàu mạnh! Hoặc trốn chạy, ngoảnh mặt với dân tộc, bỏ mặc Tổ quốc, vượt biên, vượt biển tìm miền đất hứa giàu sang, phú quý nơi đất khách!

CHA ÔNG TA ĐÃ LỰA CHỌN
Đất nước Việt Nam, thời gian chiến tranh nhiều hơn thời gian hòa bình. Để có được hòa bình như hôm nay đều nhờ vào sự lựa chọn của các thế hệ đi trước. Đất nước bị xâm lăng, họ đã hòa mình vào đất mẹ, ghé vai gánh vác giang sơn, không tiếc máu xương, cống hiến trọn vẹn trí tuệ, tinh thần cho Tổ quốc, đánh đuổi bè lũ bán nước và cướp nước, giành lấy độc lập, giành lấy tự do, giành lấy hòa bình, dù họ không được hưởng nhưng họ trao lại cho thế hệ sau. Họ đã lựa chọn. Họ sẵn sàng chết, họ chết cho Tổ quốc được sống, cho chúng ta được sống!
Đất nước thời gian gian khó, nghèo nàn, lạc hậu bủa vây, cơm độn sắn khoai, thậm chí cháo bẹ, rau măng qua bữa. Song, cha ông ta đã lựa chọn để đất nước có được ấm no như ngày hôm nay. Họ hòa mình vào đất nước, họ đã vật lộn với đói khổ, chấp nhận cuộc sống rau - cháu - khoai - ngô và hăng say lao động, giọt mồ hôi ướt đẫm bờ ruộng, công trường, nhà máy, họ đã cùng đất nước vươn mình đứng lên, từng bước một, từng ngày một, để đất nước có được như ngày hôm nay!

VÀ… CHÚNG TA LỰA CHỌN!
Thế hệ chúng tôi, chúng ta là 8x trở về sau, cất tiếng khóc chào đời thì bầu trời Tổ quốc đã im tiếng súng, chúng ta sống trong hòa bình, hưởng thụ thành quả chiến đấu, lao động của thế hệ trước để lại. Hòa bình do cha ông giành lấy nhưng họ có được hưởng không? Ấm no do cha mẹ lập nên nhưng họ có hưởng không? Thế hệ sinh ra những năm 79, 80 như tôi vẫn còn nhớ như in: Cha mẹ chúng ta vừa bước ra khỏi các cuộc chiến tranh, họ lao động cần cù để cho con cái họ dù thiếu ăn nhưng không được đói, dù áo rách nhưng không bị rét. Còn chúng ta vẫn cười, vẫn nói vô tư, trong trẻo, vẫn ngày ngày hít thở bầu không khí bình yên để lớn lên.
Tôi - cá nhân - công dân của Tổ quốc, tôi có lựa chọn của tôi!
Bạn - cá nhân - công dân của Tổ quốc, bạn có lựa chọn của bạn!
Bạn và tôi lựa chọn chính là là thế hệ của chúng ta lựa chọn. Dù chúng ta lựa chọn cách nghĩ, cách làm như thế nào, hành động như thế nào thì cũng phải luôn nhớ: Không được tách rời sinh mệnh của chúng ta với sinh mệnh của đất nước.
Bạn hãy nói cho con cháu của chúng ta biết lựa chọn của bạn là gì…………?
Lưa chọn bước vào cuộc chiến

Lựa chọn đương đầu với gian khổ, chung ta kiến thiết đất nước

Lựa chọn quay lưng với Tổ quốc, bỏ nước ra đi tìm miền đất hứa




Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019


40 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ Ở CAMPUCHIA

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của nhân dân mình

Dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn...

Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng!
Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot - Khmer Đỏ Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khmer Đỏ 
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô PhnomPenh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bước vào chiến tranh luôn là một sự kiện trọng đại, là một quyết định vô cùng khó khăn của bất cứ quốc gia nào. Xin Thượng tướng chia sẻ thêm về bối cảnh và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi quyết định tiến hành cuộc chiến này.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Sau 40 năm, khi nhìn lại cuộc chiến này, có thể thấy các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta khi đó đã phải đối mặt với những câu hỏi cực kỳ khó. Chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, chưa kịp có thời gian để xây dựng đất nước. Đất nước lúc đó quá nghèo, nhân dân thì quá muốn sum họp, thương binh còn chưa kịp điều trị… Cái mà chúng ta cần lúc đó là hòa bình và hàn gắn vết thương chiến tranh; chăm lo cho cuộc sống của cả một dân tộc vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Nếu phải thêm một cuộc chiến nữa thì quá nặng nề.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn nhưng cũng không thể tránh.
Chính vì vậy, chúng ta đã phải rất thận trọng khi ra quyết định cuối cùng. Chúng ta buộc phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của chính nhân dân mình, vì sự sống còn của miền Tây Nam đất nước và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước tuyên bố rất ngạo mạn của Polpot là “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”.
Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng có vẻ như nó ít được “quan tâm” hay nhắc đến hơn so với các cuộc chiến khác, ví dụ như kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Phải chăng có điều gì nhạy cảm? Thượng tướng nhận xét điều này như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi thấy không đúng như vậy. Trong nhân dân, trong quân đội... không ai quên cuộc chiến ấy, không ai không tự hào về chiến thắng ấy, và cũng không ai không đau xót trước mất mát, hy sinh của bộ đội, của nhân dân mình trong những năm tháng ấy.  
Chúng ta cũng không thể quên những hình ảnh kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử nhân loại - hậu quả của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để lại. Năm nay Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Nhưng không chỉ làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà chúng ta cần nói đậm hơn nữa về những khó khăn của Đảng và Nhà nước ta khi ra quyết định tiến hành cuộc chiến ấy.
Chúng ta đã chuẩn bị chín đến như thế nào, chúng ta đã “nhịn” đến như thế nào để giữ nền hòa bình. Và cũng cần nói rõ hơn những hi sinh, mất mát mà Quân đội, nhân dân ta phải chịu đựng. Chúng ta không chỉ hy sinh bộ đội ở chiến trường mà Việt Nam còn phải hy sinh cả một giai đoạn phát triển của dân tộc. Chúng ta đã mất 10 năm không phát triển, bị bao vây cấm vận, sức ép trăm bề, cuộc sống của nhân dân, của cán bộ, chiến sỹ vô cùng khó khăn - mà không có bất cứ lời kêu ca nào.
Sau 40 năm, nhìn lại, đánh giá thành công của Việt Nam trong cuộc chiến ở Campuchia là gì, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, thì mục đích cao nhất là loại trừ nguy cơ chiến tranh, giành hòa bình và kiến tạo nền hòa bình lâu dài, bền vững để phát triển đất nước.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và ở Campuchia năm 1979, chúng ta thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược để chống xâm lược và giúp nhân dân Campuchia.
Trước hết, chúng ta đánh lại bọn xâm lược, bảo vệ biên cương, bờ cõi, bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống bình yên của nhân dân ta; không để cho nguy cơ xâm lược tái diễn.
Thứ hai chúng ta giúp cách mạng, nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng.
Thứ ba, để bảo vệ thành quả của chiến thắng, thành quả của cách mạng Campuchia, chúng ta giúp Bạn trưởng thành, vững mạnh nhằm giữ được hòa bình, ổn định để phát triển; đặc biệt là ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại, gây nội chiến ở Campuchia.
Và kết cục là xây dựng được một nước Campuchia láng giềng độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển và quan hệ hữu nghị với Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Với cách nhìn như vậy, chúng ta quay trở lại lịch sử để khẳng định giá trị của thành công. Chiến dịch quân sự của chúng ta năm 1979 đã giải quyết được nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là quét sạch bọn xâm lược khỏi bờ cõi, phá tan lực lượng phản động, giải phóng đất nước Campuchia, tạo thế để Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia nắm chính quyền, thành lập Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia, đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia.
Thứ hai, lực lượng cách mạng đã thiết lập được chính quyền ở Campuchia, nhưng Khmer Đỏ vẫn còn, nghĩa là vẫn tồn tại nguy cơ chiến tranh. Chúng ta cần phải tiếp tục giúp Bạn truy quét tàn quân Khmer Đỏ, xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng Đảng nhân dân Campuchia, khôi phục kinh tế-xã hội từ “cánh đồng chết”. Hay nói khái quát, là giúp hồi sinh cả một đất nước, một dân tộc từ bờ vực diệt vong.
Thứ ba, tình hình Campuchia lúc đó không đơn giản; lực lượng Khmer Đỏ vẫn được sự yểm trợ của một số nước lớn và các nước chư hầu của họ. Khmer Đỏ vẫn giữ ghế ở Liên Hợp quốc. Thế giới chưa thừa nhận tính bất hợp pháp, tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ. Lực lượng này vẫn tồn tại như một thực thể chính trị, quân sự, tạo ra thế 2 vùng 2 lực lượng ở Campuchia. Sau những năm 1980, dưới sự thỏa hiệp của các nước lớn, họ lập ra chính phủ 3 phái gồm thành phần tay sai của các nước lớn, thỏa hiệp với nhau để chống chính quyền cách mạng, Campuchia, chống Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, chúng ta đã giúp Bạn giành thắng lợi ở chiến trường, đảm bảo việc tất cả các bên phải đi đến thỏa hiệp, chấm dứt chiến tranh, tìm kiếm hòa bình. Tất cả các nước khác cũng phải cam kết như vậy. Cuối cùng, Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được ký kết. Khi đó, chúng ta hoàn thành việc rút quân tình nguyện về nước. Như vậy, chúng ta đã giúp bạn tạo dựng nền tảng để giữ vững hòa bình, xây dựng, phát triển đất nước.
Những người lính tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. (Ảnh: Corbis)
Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ. Sau khi rút quân tình nguyện về nước, chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tư cách 2 quốc gia độc lập, với truyền thống láng giềng đoàn kết, gắn bó lâu đời.
Hãy nhớ về thời điểm năm 1993, khi Campuchia tổ chức bầu cử, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã thất bại. Các phái khác trong đó có Khmer đỏ, tham gia chính quyền, Campuchia một lần nữa sa vào hiểm họa nội chiến, cách mạng Campuchia gặp khó khăn. Từ năm 1993-1998, Đảng Nhân dân Campuchia với sự ủng hộ, giúp đỡ của Việt Nam, đã tiến hành đấu tranh nghị trường, pháp lý, chính trị, kinh tế, ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự. Đến năm 1998, Đảng Nhân dân CPC thắng cử. Chỉ 1 năm sau, chính phủ Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) lãnh đạo, trực tiếp là Thủ tướng Hun Sen đã giải giáp thành công Khmer Đỏ bằng biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện hòa giải dân tộc; thực sự xóa sổ lực lượng Khmer Đỏ - với tư cách 1 tổ chức chính trị, quân sự, được nước ngoài giúp đỡ, mà không phải tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự nào.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia về cơ bản mà nói là hết sức tốt đẹp và tính chất quan trọng nhất của mối quan hệ hai nước là độc lập, tự chủ, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Những vấn đề còn tồn tại như người Việt làm ăn, sinh sống ở Campuchia, phân định đường biên giới..., từng bước được giải quyết một cách tích cực, ngày càng tốt hơn.
Vậy là, những giọt máu của những người lính tình nguyện Việt Nam đã đổ ở Campuchia từ những năm 1979, đến 20 năm sau, mới đạt được kết quả trọn vẹn. Và 40 năm sau, được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận thông qua việc xét xử Khmer Đỏ Tòa án quốc tế tuyên chế độ Khmer Đỏ, bè lũ Pôn Pót, Iêng xary, Tà Mốc, Nuôn chea…phạm tội ác diệt chủng, cũng có nghĩa là công khai công nhận thắng lợi, tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến tranh giúp đỡ nhân dân Campuchia. Như vậy, đó thắng lợi là vô cùng to lớn của nhân dân Campuchia, của Việt Nam và cho hòa bình, ổn định của khu vực. 
Cũng cần nhắc thêm rằng, thời kỳ đó, tất cả các cuộc chiến tranh mà một nước đưa quân vào một nước khác đều thất bại. Tất cả đều không giữ được chế độ, tất cả đều gây mất ổn định và chìm sâu vào nội chiến. Duy nhất chỉ có Campuchia là giữ được chính quyền, giữ được sự ổn định, có được hòa bình, giải giáp được Khmer Đỏ và bước ra môi trường quốc tế sau khi được kết nạp vào ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Không có cuộc chiến nào để lại được di sản vĩ đại như những gì Việt Nam mang lại cho Campuchia.
Vào năm 1993, Quốc vương Norodom Sihanouk đã ra tận sân bay Pochentong/Phnom Penh đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm Campuchia. Hãy nhớ câu nói của Quốc vương khi đó: “Tôi ra tận chân cầu thang đón Ông, Tôi chào mừng Ông với tư cách là người đã dẫn đầu đoàn quân Nhà Phật sang cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng và hồi sinh dân tộc chúng tôiChỉ có Việt Nam mới đem lại sự cứu giúp vĩ đại cho nhân dân Campuchia. Chỉ có Việt Nam mới làm được điều đó mà thôi.”