Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

CẦN NHẬN RÕ BẢN CHẤT LƯU MANH CỦA HUỲNH THỤC VY

Nắng Về

Để mọi người hiểu hơn về những việc Huỳnh Thục Vy đang làm, Nắng xin phép đăng lại bài "Lời tự thú của đả nữ Huỳnh Thục Vy" do Mẹ Đốp đã viết từ mấy năm trước trên Blog Mõ Làng, từ đó thấy được mục đích, bản chất của ả với những chiêu bài ả đang làm.

Tục ngữ có câu “cháy nhà ra mặt chuột” nhưng đối với Huỳnh Thục Vy thì chưa “cháy nhà” thì “mặt chuột” đã lòi ra. Đó là theo như lời “tự thú” của Huỳnh Thục Vy thì những bài viết sặc mùi chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân của thị từ trước tới nay là đều được “trả lương”. Với số tiền 50 đô la (đổi ra tiền Việt, với giá ngoại tệ hiện nay thì số tiền này được đổi là hơn 1 triệu VNĐ) cho 1 bài viết “đơn gian thôi” của Huỳnh Thục Vy. 


Với số tiền kiếm được khi hành nghề "rận chủ", Huỳnh Thục Vy sống cuộc sống vương giả (Nguồn: FBNV)

“Đả nữ” này cũng tỏ ra “thật thà” khi nói ra lý do dẫn đến sự tiết lộ “động trời” về bí mật mà thị cất giấu bấy lâu nay rằng: “Do cô chú bác anh chị nào nghe những lời không hay từ miệng người khác về mình, đâm ra ghét mình…”. Lý do xuất phát từ chính “đồng nghiệp” của Huỳnh Thục Vy cũng đã nghe “phong phanh” thị ta có một cơ số tiền lớn từ đảm nhận một mình viết lách cho các tổ chức, trang mạng phản động từ nước ngoài.

Huỳnh Thục Vy “tự thú” trên facebook của mình:

“Báo Trẻ bên Texas và báo Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết, viết đơn giản thôi. Nếu mình viết theo kiểu mì ăn liền thì mình đủ sống sung túc. Nhưng vì mình muốn cẩn trọng với những gì mình viết, mình viết rất ít. Mỗi tháng viết chỉ một bài, có tháng không viết được bài nào. Điển hình là tháng 7 và tháng 8 này chưa có bài nào”. 


Ngay cả đồng bọn với Huỳnh Thục Vy cũng "ghen tỵ" với số tiền mà thị kiếm được sau mỗi bài viết "đơn giản" (Nguồn: FBNV)

Khi bị đồng bọn tố rằng Huỳnh Thục Vy được nhận lương hàng tháng từ Phạm Bá Hải vì có tham gia vào hội “Phụ nữ nhân quyền VN” thì thị ta “chối đây đẩy” vì “lương chi mà nhiều dữ vậy”. Mà Phạm Bá Hải là một trong những kẻ lập nên hội này, muốn kéo được nhiều thành viên tham gia hội để có “báo cáo thành tích” lên cấp trên thì phải bỏ tiền ra trả lương. Vì thế, thông tin trên về Huỳnh Thục Vy không còn “lạ” gì đối với các “đồng nghiệp” của thị. 

Thế mới biết, lũ "rân chủ cuội" không nghề nghiệp, chỉ cần múa vài đường trên bàn phím, với những bài viết "chỉ cần đơn giản thôi" đã có hơn 1 triệu VNĐ trong tài khoản. Đơn cử như lời "tự thú" của Huỳnh Thục Vy thì tính trung bình, mỗi ngày thị chỉ cần viết 1 bài đơn giản, không cần cầu kỳ, đầu tư chất xám nhiều thì hàng tháng trong tài khoản của thị đã có hơn 30 triệu đồng! Một con số đáng mơ ước về lương bổng tại Việt Nam hiện nay. 

Chỉ cần ngồi phòng máy lạnh rồi "anh hùng bàn phím" vài ba ngôn từ chống lại chính quyền thì có ngay hàng chục triệu đồng ào ạt gửi về. Đúng là "vừa ăn cướp vừa la làng", mồm cứ leo lẻo "đấu tranh cho dân chủ", "nhân quyền" nhưng thực chất là "đấu tranh" để có lương hàng tháng gửi về xấp xỉ gần 50 triệu đồng/tháng.






Hiện nay Huỳnh Thục Vy lại giở trò mới: May áo khoác, áo dài có hình cờ vàng ba sọc đỏ để bán cho những người cùng hội, cùng thuyền với thị để kiếm tiền tiêu (Nguồn: ITN).

Nắng Về - Từ đó đến nay, Huỳnh Thục Vy không thay đổi thủ đoạn kiếm tiền tiêu xài, thậm chí ngày càng thể hiện rõ hơn bản chất lưu manh bằng những việc làm như bán đĩa CD hay may áo dài gắn cờ vàng ba sọc đỏ bán để móc túi đám rận chủ ở trong nước, thậm chí kêu gọi gây quỹ “Phụ nữ nhân quyền VN” gần đây cũng phục vụ mục đích cá nhân. Khổ thân cho những người đang muốn lôi kéo, dựa vào Huỳnh Thục Vy để chống phá chính quyền cộng sản, vì họ đang móc hầu bao của mình kiếm được ra nuôi béo Vy và cả gia đình Vy.
Mời bạn đọc bài: Huỳnh Thục Vy - Em đang bán rẻ lương tâm của mình.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Huỳnh Thục Vy - Em đang bán rẻ lương tâm của mình

Nắng 47 - Vừa qua, để vuốt đuôi đám tàn dư phản quốc VNCH ở hải ngoại, Blog của Huỳnh Thục Vy đăng bài “Tản mạn về cờ vàng”. Trong bài viết em nói là em may áo dài, áo khoác có in hình cờ vàng ba sọc đỏ là để bán. Bán để kiếm lợi nhuận, đồng thời, em cũng khẳng định, một người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự như em, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất, việc em nhắm đến không chỉ một, mà là hai, ba muc tiêu.
Việc buôn bán cái gì là quyền của mỗi công dân, miễn sao không trái với pháp luật. Nhưng mục đích thông qua việc bán áo (không chỉ kiếm lợi nhuận) và thái độ thể hiện trong bài viết của Huỳnh Thục Vy thì không thể chấp nhận được. Từ bài viết có thể thấy Huỳnh Thục Vy đang cố tình lừa dối người khác và đang cố tình xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Em bán áo và khẳng định việc làm đó nhắm đến nhiều mục tiêu. Nhưng thực chất, với em ai cũng nhận ra, mục đích duy nhất là kiếm tiền bất kể thủ đoạn xấu xa. Bán áo để kiếm tiền. Áo có gắn hình cờ vàng ba sọc đỏ cũng chỉ để kiếm tiền tiêu xài mà thôi. Em cứ nghĩ viết vài dòng tỏ rõ thái độ chống cộng sản, ca ngợi VNCH thì những kẻ phản bội đất nước đang ở bên ngoài gửi về vài đồng cho em tiêu. Cách làm đó là tráo trở, láo toét, lừa người mua áo, lừa lọc cả những kẻ thỉnh thoảng gửi vài đồng lẻ bẩn thỉu từ nước ngoài về cho em tiêu đấy.
Em bám víu lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ - biểu tượng của chia rẽ và đầu hàng - là em đang cố tình đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người Việt là chúng ta, em sẽ mang trọng tội với tổ tiên, những người đã lập quốc, kiến quốc và chiến đấu vô cùng gian khổ để bảo toàn bờ cõi, bảo tồn nòi giống… Em nên biết rằng, Lá cờ là biểu tượng, là niềm tự hào của mỗi quốc gia, là dấu hiệu tập hợp của quốc gia, để cho người quốc gia này khỏi đi lạc vào quốc gia khác. VNCH trong lịch sử tồn tại đã bao giờ được xem là một quốc gia đâu em! Nhân dân Việt Nam, nhất là người dân miền Nam ta không lầm tưởng như em nghĩ, không cần em tuyên truyền cho họ biết lá vờ vàng ba sọc đỏ. Bởi họ biết lá cờ đó từ khi em chưa cất tiếng chào đời. Em có biết tại sao họ không không muốn nhớ, không muốn biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ trong đời sống của họ không? Vì dân ta hiểu rằng: Quẳng áo giữa trận đấu, trở cờ giữa trận tuyến là những hành động bị coi là phản phúc. Thậm chí một khi trận đấu đã kết thúc, trận tuyến đã im hơi… thì chỉ lá cờ chiến thắng trên tinh thần chính nghĩa được tồn tại, được phất lên. Còn lá cờ kia đã rách nát (rách đến vô phương cứu chữa, và đã trở thành “cờ hàng”) thì đã làm tiêu tan niềm tin của người dân miền Nam, và không xứng đáng để được phất lên; lá cờ biểu tượng của đau khổ, ác ôn, bất nghĩa, bất nhân kia càng không xứng để họ nhớ đến đâu. Ngày xưa người dân miền Nam đã không cần thì hôm nay cũng không cần và sau này cũng chẳng cần đâu em. Hơn nữa, truyền thống của nhân dân ta không có thói quen phản phúc, bất nghĩa, ăn ở hai lòng như em và những nhà gắn mác “bảo vệ nhân quyền, hoạt động dân sự”, xin được vài chén cơm do bên ngoài bố thí để rồi bán rẻ lương tâm, phản bội lại quê hương, dân tộc của mình.
Hơn nữa, em cho rằng việc em làm là tự do, dân chủ, nhưng chính em đang làm mất tự do, quyền dân chủ của mình. Em đi theo bên ngoài, dựa vào bên ngoài, theo sự chỉ đạo của bên ngoài để làm điều xằng bậy, có hại cho nước, cho dân của mình thì em đâu còn được  “tự do”, “dân chủ” gì nữa, kể cả tư tưởng, lương tâm và hành động của em? Thật tội nghiệp cho em! Và em cũng đã biết điều rất đơn giản này: Dù em sống ở bên Tây thì pháp luật của họ cũng không cho em cái quyền chửi bậy, chửi bạ đâu em; em cũng không tìm được tự do như ở bên ta đâu em.
Vì mục đích riêng của em là kiếm đồng tiền bất chính, em hùa theo phong trào dân chủ dởm, nhân quyền dởm để phản nước, hại dân. Em không biết rõ về lịch sử nhưng em vẫn tráo trở, hùng hồn phán xử lịch sử. Em phải hiểu: Muốn tìm hiểu quá khứ để định hướng tương lai, chúng ta cầm can đảm mổ xẻ lịch sử một cách khách quan, thậm chí đưa lịch sử lên bàn cân để đo, để hiểu đúng lịch sử. Vì lịch sử rất công bằng.
Em ca ngợi VNCH, em đau xót cho số phận những người lính VNCH, em gào thét chế độ cộng sản bằng cách xuyên tạc lịch sử, em nói rằng chế độ cộng sản là công an và nhà tù, là độc tài, độc trị…; em còn nói “chưa thể quên một miền Nam tan hoang sau năm 1975 và lòng người miền Nam còn rỉ máu cho đến nay”. Điều này thể hiện em dốt. Em nên nhớ, miền Nam tan hoang sau 1975 không phải vì cuộc chiến tranh giải phóng do cộng sản khởi xướng đâu, mà vì VNCH cầu xin, đưa quân ngoại bang, chư hầu về dày xéo dân tộc này và chính họ - VNCH đã dày xéo đất nước mình đó thôi. Em khơi lại nỗi đau 1975 chỉ càng làm cho những người lính VNCH còn sống càng thêm nhục nhã mà thôi. Họ không muốn em ca ngợi hay xót thương cho họ để phục vụ mục đích đắp đầy dạ dày của em bằng những đồng tiền do bọn phản động bên ngoài bố thí cho em đâu. Bởi vì họ hiểu thực tế như lời một người ở hải ngoại từng nói: “VNCH trước đây chẳng có gì nhiều để nói đến. Mỹ bảo đánh thì đánh, bảo giết thì giết, bảo hoà thì hoà, bảo đi thì ngoan ngoãn đưa vợ con đi. Tử thủ là công việc của tốt đen tốt đỏ! Và khối người Việt tự xưng là “quốc gia” ở hải ngoại ngày nay (hậu thân của VNCH) là “một quốc gia” không có đất, không chính phủ, không ngân sách, không quân đội, không chủ trương đường lối, không lãnh tụ (vì ai cũng giỏi hơn ai), không có quần chúng và cứ nhìn thấy cộng sản ở đâu là hùng hục húc vào. Húc bậy, húc bạ rồi húc vào nhau mà lăn đùng ra chết!”
Có chiến tranh thì có đổ máu. Chiến thắng nào cũng phải trả giá cả thôi. Chiến tranh là li tán và khổ đau. Nhưng vì chiến thắng của cuộc chiến tranh giải phóng và thông nhất đất nước mà bao nhiêu người sẵn sàng hi sinh. Người miền Nam, miền Bắc và cả dân tộc này chấp nhận hi sinh để có được Ngày 30 tháng Tư năm 1975. Vậy nên, lòng người miền Nam rỉ máu không phải vì Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 - chiến công lịch sử do cộng sản và nhân dân Việt Nam, trong đó có công lao to lớn, quyết định của nhân dân miền Nam lập nên cho đất nước này đâu em, mà do họ đã nhận được đau khổ từ trước năm 1975, từ chế độ VNCH và kẻ xâm lược. Cũng chính vì vậy nên lòng nhân dân miền Nam đã quyết, mở đường đón cộng sản vào để cùng với họ chiến đấu, đánh đổ VNCH. Bởi họ hiểu được nỗi đau do chế độ VNCH đem đến cho họ. Xin nêu lên ví dụ nhỏ để em biết, dưới thời VNCH có hơn 32.000 tù nhân chính trị, có ai dám tin VNCH là dân chủ, tự do? chế độ VNCH lê máy chém khắp miền Nam theo luật 10/59 đã giết hại hàng nghìn người, hỏi quyền con người ở đâu? VNCH đã rước quân đội Hoa Kỳ vào gây hoạ cho đất nước, mang khổ đau cho nhân dân miền Nam, chính quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành hơn 320 cuộc thảm sát ở miền Nam, chứ chưa tính đến quân đội các nước chư hầu khác (theo cuốn tài liệu The Real American War in Vietnam' của tác giả Nick Turse (Nhà xuất bản Metropolitan Books, 2013)). Cuốn tài liệu này cũng khẳng định, "tất cả các sư đoàn quân hoạt động ở Việt Nam đều dính vào những tội ác tàn bạo". Máu, nước mắt, tính mạng của nhân dân miền Nam lúc ấy vẫn đang thấm đỏ dưới chân em đấy; còn nữa, trong 10 năm (từ 1961 đến 1971), VNCH đã cầu viện để quân đội Hoa K rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, hàng triệu người, qua nhiều thế hệ được sinh ra mà thân thể không được trọn vẹn như em hôm nay đâu. Với những hành động ấy của VNCH, thử hỏi sao lòng dân miền Nam không còn rỉ máu? Nỗi đau ấy có lẽ còn kéo dài mãi với nhiều thế hệ. Tội ác ấy mãi không thể rửa sạch, không thể biện minh được. Vì tình người, vì lợi ích của đất nước, nhân dân miền Nam đã bao dung, khép lại quá khứ để xây dựng tương lai. Em không hiểu được điều đó, em còn lợi dụng lòng dân miền Nam để phục vụ mục đích đê hèn của mình thì đúng là em đang lừa dối những người dân miền Nam, đang chà đạp lên quê hương và đang bán rẻ lương tâm của mình.
Chính tư tưởng và hành động của em và những kẻ đồng loã với em đang làm cho quê hương rỉ máu.
                                                                                      Công dân trẻ miền NamHuỳnh Thục Vy - Em đang bán rẻ lương tâm

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

KHÔNG CÔ ĐƠN KHI SỐNG CHIA SẺ

    NắngĐã bao giờ chúng ta tự hỏi: Ta là ai giữa cõi nhân gian rộng lớn? Ta lựa chọn cách sống ở đời như thế nào? Đâu là sự lựa chọn khôn ngoan? Cùng suy ngẫm bạn nhé!
   1. Một ngôi sao không làm nên bầu trời rực sáng. Một bông lúa chín chẳng làm nên mùa màng bội thu. Một con người nhỏ bé đáng kể gì trong cõi nhân gian rộng lớn. Đất thấp thế nhưng nhờ có đất mà núi mới cao. Sông nhỏ thế thôi nhưng nhờ sông mà biển mới mênh mông đến vậy.
   Một cá nhân nhỏ bé sẽ không là gì cả so với với một cộng đồng to lớn. Nhưng ngược lại, những gì lớn lao, vĩ đại lại được tạo nên từ những điều hết sức nhỏ bé mà thôi.
   2. Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
   3. Câu chuyện "Ha hạt lúa": Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
    “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
   Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
   Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Quân đội tham gia phát triển kinh tế - Góc nhìn của công dân trẻ

Lê Minh - Thời gian vừa qua, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện một số bài viết, bình luận liên quan đến vấn đề “Quân đội phát triển kinh tế” với nhiều ý kiến trái chiều. Có nhiều ý kiến bảo vệ, đồng tình, ủng hộ việc các doanh nghiệp quân đội, đơn vị quân đội tham gia phát triển kinh tế; cũng có nhiều ý kiến không đồng tình, thậm chí có những ý kiến mang tính chất xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Quân đội với nhiều mục đích khác nhau.
Là công dân trẻ, nhưng với những hiểu biết ít ỏi của mình về lịch sử của đất nước, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện tại của đất nước, tôi có suy nghĩ rằng:
Trước hết, Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Khi mới thành lập, quân đội của một đất nước nông nghiệp lạc hậu, những chiến sĩ đầu tiên gia nhập quân đội là con em của người nông dân, họ biết lao động, sản xuất. Khi đất nước đang chìm trong lửa đạn chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, chính những người chiến sĩ đã biết phát huy năng lực “biết lao động, sản xuất” ấy để xây dựng Quân đội, để tự bảo đảm lương thực, tự bảo đảm vũ khí, quân giới, thuốc men cho chiến sĩ ngoài mặt trận và góp phần phục vụ đời sống của nhân dân, quan trọng hơn là đã góp phần giảm bớt gánh nặng, công sức của nhân dân đóng góp vào xây dựng quân đội. Sự tự giác, tự lực, từ cường ấy của người chiến sĩ quân đội đã trở thành chức năng, nhiệm vụ chung của toàn quân; trở thành truyền thống tốt đẹp, quý báu của “Bộ đội Cụ Hồ”. Chính từ những ngày đầu “tay súng, tay cuốc” đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội và góp phần vào sự ổn định, phát triển đời sống của một bộ phận nhân dân.
Thứ hai, trong những thời khắc đất nước khó khăn nhất, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cam go nhất, không chỉ người chiến sĩ ngoài mặt trận phải chịu đói, chịu rét, mà cũng là thời điểm đời sống của nhân dân đói kém nhất, thì Quân đội là lực lượng tiên phong, đi đầu trong tăng gia, sản xuất, vừa tự lực, tự cường lo cho mình, vừa giúp nhân dân phát triển kinh tế xã hội. Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ quân đội - những con người chỉ biết cầm súng và luôn muốn được cầm súng đối đầu tiêu diệt kẻ thù, nhưng họ đã vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, nén lại bầu nhiệt huyết ấy để tham gia mặt trận phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và nhân dân giao phó, đó cũng là sự dũng cảm phải luôn được ghi nhận. Hàng chục nông trường, nhà máy, xí nghiệp, trung đoàn làm kinh tế của quân đội ra đời trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đã góp phần cùng với hậu phương sản xuất ra khối lượng vũ khí, lương thực khổng lồ chi viện cho tiền tuyến, ổn định hậu phương, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc.
Thứ ba, sau chiến tranh giải phóng, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, kinh tế đất nước kém phát triển, đời sống của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, vất vả, chính những người lính của Quân đội đã không sợ vất vả, xông pha đến những vùng đất chưa từng có dấu chân người để khai hoang, cùng với người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống với những việc làm như trồng rừng, trồng cao su, cà phê trên các vùng đất Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ; những đơn vị của quân đội đi đầu trong khắc phục, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, thậm chí xây dựng những con đường mới, công trình mới trải dọc đất nước… Có thể khẳng định, trên mặt trận kinh tế, ở nơi nào, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp không thể làm, không dám làm thì người lính - doanh nghiệp quân đội tiên phong, dám nhận trách nhiệm lên vai mình, dám làm và làm thành công.
Không dám nói cả nền kinh tế đất nước, nhưng nói đến bộ mặt kinh tế, xã hội ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có sự phát triển vượt bậc thì không thể không nhắc đến vai trò, công sức không nhỏ, thậm chí là nòng cốt, quyết định của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ”. Lịch sử ấy, truyền thống tốt đẹp ấy không được phép quên và chắc chắn rằng nhân dân ta sẽ không bao giờ quên, thế hệ trẻ chúng tôi càng không được quên. Bây giờ đất nước phát triển, đời sống đa số người dân no đủ, một bộ phận lớn có cái ăn ngon, cái mặc đẹp, có xe ô tô, xe máy, máy tính, Iphone, Ipad…nhưng xin đừng quên những tháng ngày đất nước gian khó, quên đi công sức, tình cảm của người chiến sỹ đã xông pha trên mặt trận kinh tế. 70 năm qua, Quân đội vẫn tham gia phát triển kinh tế nhưng đã bao giờ họ xa rời, tự làm lu mờ bản chất cách mạng, giảm đi lòng trung thành đối với Đảng, với nhân dân, với đất nước này đâu?
Tôi thiết nghĩ, mỗi người dân ai cũng muốn đến lúc đất nước ta giàu mạnh, đủ điều kiện để chăm lo, nuôi dưỡng quân đội tốt hơn, để người chiến sĩ không phải tham gia mặt trận phát triển kinh tế, mà tập trung sức lực, trí tuệ để huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bây giờ chưa thể có được điều đó, kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước chưa cho phép thực hiện điều đó, tương lai gần cũng chưa thể có được. Những lĩnh vực, khu vực kinh tế nhạy cảm, nhất là kinh tế phục vụ mục đích quốc phòng, giữ nước thì chỉ quân đội mới làm được. Chúng ta đồng thuận với ý kiến của một vị lãnh đạo ở Bộ Quốc phòng khi nói về việc đơn vị quân đội làm kinh tế đơn thuần: “Quân đội không đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Cái gì đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì nhất định quân đội không làm”.
Đất nước này đã, đang và sẽ luôn cần những người chiến sỹ quân đội xông pha trên mặt trận kinh tế đặc thù, những nơi khó khăn, gian khổ, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn cần họ. Chúc các anh “Bộ đội cụ Hồ” vững tâm, vững chí, vững bước, vừa huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, vừa làm tròn nhiệm vụ lao động, sản xuất để luôn hoàn thành sứ mệnh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng đất nước giàu đẹp.