Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

GÓC Ý KIẾN:

SỰ ĐÁNH ĐỒNG LÁO TOÉT

Anh chị em xem, cái tên Nguyễn Văn Phước nó đang đi quảng bá, bảo kê cho cuốn GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" đang ra sức cổ súy cho sự thể này: Đặt sự hy sinh của liệt sỹ GẠC MA ngang hàng với lính ngụy chết ở Hoàng Sa 1974 và những thuyền nhân chết ngoài biển do bỏ Tổ quốc ra đi.

=> Ccb Gạc Ma nếu được Nguyễn Văn Phước mời xuống dự buổi lễ này sẽ nói gì với đồng đội?
=> Có nhiều Ccb khác cũng muốn đến dự buổi lễ cầu siêu này vì cảm kích tấm lòng của tên Phước, xin hỏi các vị nhìn thấu đáo chưa?

Mọi người cho ý kiến.




GẠC MA - VÒNG TRON BẤT TỬ VÀ ÂM MƯU ĐEN TỐI

CHÚNG TA ĐÃ BỊ "GẠC MA - VÒNG TRONG BẤT TỬ" VÀ "NHỊP CẦU HOÀNG SA" DẮT MŨI RỒI

Nước cờ cao tay của những kẻ muốn phục dựng cờ vàng

1. "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" là cuốn sách viết về sự kiện Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma năm 1988, Cuốn sách - như các nhà làm ra cuốn sách này nói, là viết ra sự thật lịch sử bị bỏ quên nhiều năm, là món quà tri ân 64 liệt sỹ Gạc Ma, cuốn sách góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, quýêt tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Nhưng chính cuốn sách này lại thấp thoáng bóng dáng lính ngụy ngụy VNCH chết năm 1974 tại Hoàng Sa, tôi đã chỉ ra từ bài trước "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ VÌ ĐÂU NÊN NỖI GIAN TRUÂN VÌ CUỐN SÁCH LÀ SỰ DỐI TRÁ VÀ LỊCH SỬ ĐÃ BỊ LỢI DỤNG" (mời đọc tại đây https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=183447239186280&id=100025630155266).

2. Tại sao tôi nói cuốn "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" mang bóng dáng ước muốn tri ân lính ngụy VNCH chết ở Hoàng Sa 1974? Bởi vì xuất phát từ Tổ chức "NHỊP CẦU HOÀNG SA" ẩn nấp phía sau và cả trong trang sách của cuốn sách.

Hình ảnh Trương Huy San cùng các gia đình thânh nhân lịnh ngụy VNCH chết tại Hoàng Sa 1974 được đăng trong trang 393 của cuốn sách GM- VTBT là tấm hình chụp lưa niệm của Những người lập ra Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa tổ chức cho thân nhân liệt sỹ, ccb Gạc Ma 1988 gặp mặt gia đình lính ngụy chết ở Hoàng Sa 1974, tổ chức tại Dinh Độc lập vào ngày 9/01/2017 (tấm hình được vòng tròn màu vàng). Vậy sự kiên gặp mặt này liên quan gì đến cuốn sách "GẠC MA  VÒNG TRÒN BẤT TỬ" mà lại được xuất hiện trong cuốn sách? Với một doanh nghiệp như Nguyễn Văn Phước thì có phải vô tư cho tấm ảnh này cùng 4 tấm hình khác liên quan đến chiến sỹ trận vong và đồng bào tử nạn vào trong sách? Chỉ có thể là, tên Phước muốn nhắm đến khách hàng là ngụy quân, ngụy quỳên ở hải ngoại và trong nước hoặc Tổ chức nhịp cầu Hoàng Sa  - Tổ chức ra đời vì muốn ghi công VNCH đứng sau cuốn sách. Có lẽ cả hai lý do, và lý do thứ hai chiếm ở phần lớn. Vì thành phần nòng cốt của Nhịp Cầu Hoàng Sa là ông DƯƠNG TRUNG QUỐC lại là chủ biên "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" (ông DTQ luôn xuất hiện ở các sự kiện lớn của NHỊP CẦU HOÀNG SA - Tấm hình đánh dáu màu đỏ) và chính Trương Huy San - Đầu sỏ của Nhịp cầu Hoàng Sa cũng xuất hiên trong sách.

3. Hãy xem những người nòng cốt của Nhịp Cầu Hoàng sa là những ai nhé:

Đây là trang chủ Nhịp cầu Hoàng Sa viết: "Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cùng các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thái, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thắng, Tạ Hinh, Lê Hải, Xô Viết Nguyễn… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.

Các nhà văn tích cực ủng hộ Nhịp cầu Hoàng sa gồm: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều,  Võ Trọng Tạo, đặc biệt có nhà văn NGUYỄN DUY kẻ đã sỹ nhục nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị điên (Hình dưới)

=> Đấy, toàn bọn xét lại lịch sử, muốn dựng cờ vàng. Hỏi chúng có thò tay vào GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" không? Ai trả lời rằng ko? Và ai tin?

4. NHỊP CẦU HOÀNG SA và tên Trương Huy San đã gọi những người chết ở Hoàng Sa 1974 là "hy sinh", là "những người lính quả cảm", là "Anh linh của những thế hệ cha anh vệ quốc vong thân", là "anh hùng Hoàng Sa"... (hai tấm 9+10).

Như vậy, chúng muốn vinh danh lính ngụy VNCH nhưng ko dám rầm rộ, nó cần đến một nhịp cầu để chính danh bước ra ánh sáng, ko có gì có thể tốt hơn GẠC MA - VÒNG TRÒN BÂT TỬ, vì ở nhịp cầu này cho phép chúng đánh đồng sự hy sinh của 64 liệt sỹ Gạc Ma với cái chết của 74 lính ngụy ở Hoàng Sa, vì kẻ gây ra tội ác chiếm đảo là một - TRUNG QUỐC. 

»»»MỘT NƯỚC CỜ CAO TAY NHẰM PHỤC DỰNG VNCH đã dắt mũi được nhiều người.
»»»Cuốn GẠC MA - VÒNG TRÒN BÂT TỬ không thể không bị thu hồi, càng sớm càng tốt.











Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

VẠCH RÕ ÂM MƯU TỪ CUỐN SÁCH GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ


“GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ” VÌ ĐÂU NÊN NỖI GIAN TRUÂN?

VÌ CUỐN SÁCH LÀ SỰ DỐI TRÁ VÀ LỊCH SỬ BỊ LỢI DỤNG!
Lê Thanh Minh - Tôi đã đọc cuốn sách này 3 lần. Hôm nay đọc trọn vẹn đúng 4 tiếng đồng hồ, xuyên trưa. Với một cuốn sách được các nhà làm sách kêu ca gian truân, mất 4 năm, đi qua 13 nhà xuất bản...? Ừ thị giọt mồ hôi là công sức, nghĩa cử là việc tốt, phải đọc tiếp để cảm nhận đúng giá trị của cuốn sách. Cũng vì thế, tôi đã xác định trước tâm thế mỗi lần đọc sách, cố gắng giữ tinh thần tiếp nhận khách quan để cảm nhận nội dung, tinh thần, cũng như thông điệp của Sách.
Lần đọc thứ 3 này, tôi dù đã đọc rất nhiều sách tư liệu khác về người lính hải quân, đã rất càng yêu quý, trân trọng các ccb Gạc Ma, thế nhưng trong khi và sau khi đọc xong cuốn sách, tôi lại có cảm giác khác, đó là rất thương các bác cự chiến binh Gạc Ma, và rất bực bội với những người viết nên cuốn sách, ủng hộ cuốn sách này. Đây là điều không nên xuất hiện với cuốn sách được các nhà làm sách cho rằng là tư liệu quý, sách quý, mô tả về cuộc chiến đấu bi tráng Gạc Ma năm 1988. Nhưng xem ra chúng ta ko thể chấp nhận cuốn sách được.
Cuốn sách là công cụ của các thế lực thù địch, nối tiếp Bộ sử VN 15 tập muốn đánh đồng sự hy sinh xương máu của anh hùng liệt sỹ là những người lính Hải quân - Quân đội nhân dân VIệt Nam anh hùng với những người lính nguỵ quân VNCH, trước tiếp là những người lính nguỵ VNCH làm mất quấn đảo Hoàng sa 1974.
Trong cuốn sách đã đưa rất nhiều ảnh có ý đánh đồng này vào:
Thứ nhất, trang 308 đến trang 315, có 14 tấm hình, thì có 06 tấm hình về các hoạt động tại Đại Lễ cầu siêu được Công ty Văn hoá First News - Trí Việt phối hợp với Tổ chức tại Chùa Vĩnh Nghiêm vào chiều ngày 22/7/2015, trong đó có 4 tấm chụp chính diện phông chính của buổi lễ, phông có ghi chữ lớn, đạm gồm: “ĐẠI LỄ CẦU SIÊU - TƯỞNG NIỆM (hàng chữ thứ nhất)/ CÁC ANH LINH CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ (hàng chữ thứ hai)/ CHIẾN SỸ TRẬN VONG - ĐỒNG BÀO TỬ NẠN (hàng thứ ba)/ & 64 LIỆT SỸ HY SINH TẠI ĐẢO GẠC MA - TRƯƠNG SA (hàng thứ 4)”. Hình 2, 3.
Thứ hai, Trong trang 312 và 313, có 03 tấm hình, thì hai tấm hình về hoạt động đấu giá bức tranh “GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ” và buổi tưởng niệm cầu siêu tại chùa Phụng Nguyên, Seoul, Hàn Quốc cũng có cái phông tương tự như tại chùa Vĩnh Nghiêm (Hình 4, 5).
-> Xin hỏi ông Nguyễn Văn Phước, Đại lễ cầu siêu là một trong các hoạt động tri ân, cầu siêu cho vong linh của 64 liệt sỹ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma (như dòng thứ 8 đến 12, từ dưới lên của trang 303 trong cuốn sách khẳng định - Hình 6-7), vậy tại sao lại có dòng thứ hai “CHIẾN SỸ TRẬN VONG - ĐỒNG BÀO TỬ NẠN”? “Chiến sỹ trận vong là gì”? “đồng bào tự nạn ở đây là gì”?, đó há chẳng phải là lính nguỵ VNCH chết tại quần đảo Hoàng sa năm 1974? Há chẳng phải là những người dân rời bỏ Tổ quốc vượt biên và chết trên biển sau những năm 1975? Chúng tôi không lên án bất kỳ ai tổ chức cầu siêu cho những người này, nhưng chúng tôi tuyệt nhiên không đồng tình với các các ông khi các ông cố tình đánh đồng tính chính nghĩa, sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, của 64 liệt sỹ Gạc Ma năm 1988 với chính những người lính nguỵ VNCH làm mất quần đảo Hoàng sa 1974 và những người đã bỏ Tổ quốc ra đi!
-> Còn đây, cũng trang 312 và 313 (Hình 8) phía dưới có tấm hình này mới gọi là sự khốn nạn của cuốn sách: Tấm hình chụp 42 người được gọi là cuộc gặp mặt lần đầu tiên của các cựu binh, gia đình liệt sỹ Gạc Ma, Trường sa 1988 và các gia đình “tử sỹ Hoàng sa năm 1974” tại TP HCM năm 2017, và trong 42 người trong ảnh thì có tên phản bội Trương Huy San (đứng thứ tư phía sau từ trái sang - tấm hình thứ 9). Có hai vấn đề phải nói rõ:
1- Cuốn sách “GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ” là nói về 64 liệt sỹ Gạc Ma, vậy tại sao lại đưa hình ảnh các gia đình tử sỹ Hoàng sa vào? Các ông đứng ở tâm thế nào để gọi là “tử sỹ Hoàng sa 1979”? Các ông chụp cho các cựu binh Gạc Ma đứng chung với họ, vậy các ông có ý gì?
2- Tên Trương Huy San - là một tên phản bội, chống phá nhà nước điên cuồng, là người đứng sau cái gọi là “Nhịp cầu Hoàng sa” - một cái quỹ được nó và các thế lực thù địch lập ra để hỗ trợ cho các gia đình nguỵ VNCH chết tại Hoàng sa năm 1974, tại sao được đưa vào cuốn sách? Đây có phải là sự sỹ nhục của cuốn sách hay là mục đích của cuốn sách?
Những người đứng sau cuốn sách kêu gào là nó gian truân? Nếu có cái tâm sáng, mục đích sáng và chính nghĩa thì tôi tin cuốn sách sẽ không phải gian truân như thế? Đến giờ phút này, tôi khẳng định cuốn sách là điều dối trá, các anh hùng liệt sỹ Gạc Ma và các bác cựu chiến binh Gạc Ma đã bị lợi dụng để phục vụ cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, họ viết sách này cũng giống Bộ sử VN 15 tập là muốn ghi công, chính danh cho lính nguỵ VNCH. Hành động bất nhận, bỉ ổi này cần phải ngăn chặn.
Tôi kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, các ban, ngành chức năng hãy lên tiếng khẳng định và xử lý gấp cuốn sách độc hại này.









Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

CUỐN SÁCH GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ NÊN BỊ KHAI TỬ

XIN ĐỪNG XÉT LẠI LỊCH SỬ, BẺ CONG NÒNG SÚNG CỦA ANH HÙNG LIỆT SĨ!

Bài viết của bác Dương Khánh Chi - CCB Trường Sa 1988 cho chúng ta thông tỏ hơn về âm mưu đằng sau cuốn sách GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ
--------------------
Những ngày gần đây, trên Facebook, có nhiều cuộc bút chiến về một số sai phạm nghiêm trọng trong cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Trong số đó, sai phạm lớn nhất, khi cuốn sách nói đến lệnh cấm của một vị cán bộ cao cấp trong Quân đội: “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG!” dẫn tới sự phẫn nộ của các Cựu chiến binh Hải quân nhân dân Việt Nam và những người từng tham gia CQ88 bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988. 

Thực ra, tin đồn thất thiệt này đã từng xuất hiện trên FB, và đã có nhiều phản bác, chính tôi - một cựu chiến binh Hải quân - người đã từng tham gia CQ88 cũng đã có ý kiến; song khi làm sách, vẫn cho in, khiến cho nhiều người lầm tưởng, nghi ngờ, thậm chí lên án Quân đội – lực lượng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. 

Từng tham gia CQ88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong những ngày tháng gian khổ, nguy hiểm nhất; tôi xin nói kỹ hơn về vấn đề này; để bạn đọc trên FB và mọi người hiểu rõ thực hư tránh tình trạng “BẮN VÀO QUÁ KHỨ”!
Nửa cuối năm 1987, trước tình hình quân giặc phương Bắc đang có ý định chiếm các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa; trung tuần tháng 7/1987 Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã vào kiểm tra, làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy vùng 4. Tôi là người được giao nhiệm vụ bảo vệ khu nhà ở của Đại tướng và Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Chuẩn đô đốc Đoàn Bá Khánh. Ngay sau khi Đại tướng kết thúc chuyến công tác, Bộ Tư lệnh Hải quân, Vùng 4 đã triển khai kế hoạch đặt cột mốc chủ quyền trên các đảo chìm và lệnh cho Lữ đoàn 146 thực hiện. 

Những tháng cuối năm 1987, cả Bộ Chỉ huy vùng 4 đều bận rộn. Tư lệnh Hải quân – Phó đô đốc Giáp Văn Cương hầu như ở lại Vùng 4 để chỉ đạo công việc. Tôi còn nhớ, Tư lệnh Giáp Văn Cương mặc dù đã gần 70 tuổi; nhưng vẫn nhanh nhẹn, minh triết. Có lần, ông đi cùng với Chuẩn đô đốc Đoàn Bá Khánh, cả hai vị tướng cùng xuất phát, nhưng ông vượt lên trước khá xa; bọn tôi còn chỉ cho nhau và cười vì cái bụng lặc lè của tướng Khánh… Đặc biệt, Tư lệnh Quân chủng còn lệnh cho các tàu chiến luôn sẵn sàng trực chiến ở Trường Sa. Đầu năm 1988, Đại tá Phan Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 – Lữ đoàn trực tiếp có nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa phải trực chiến trên tàu HQ09. Tời điểm đó, biển động dữ dội, sóng to, đánh đứt cả neo tàu; buộc tàu phải chạy về quân cảng Ba Son để sửa chữa. Được tin, Phó đô đốc Giáp Văn Cương đã điện thoại trực tiếp trên sóng FM mà tôi nghe được: “Anh phải lập tức ra Trường Sa bằng bất cứ giá nào! Nếu không, tôi thay người khác!”. (khi đó, trung đội cảnh vệ của chúng tôi nằm ngay sau Bộ Chỉ huy vùng 4). 

Lữ đoàn liên tục điều quân, đổi quân ra bảo vệ Trường Sa theo lệnh của Phó Đô đốc Giáp Văn Cương; nhưng rồi quân không đủ, đến ngày 20 tháng Chạp năm 1987 (tức là ngày 7/2/1988) Tư lệnh Giáp văn Cương ra lệnh điều gần ½ số quân trong trung đội cảnh vệ vùng của chúng tôi tăng cường cho đoàn 146. Tham mưu trưởng Đỗ Xuân Công (sau này là Tư lệnh Hải quân) phải vò đầu bứt tai: Trung đội cảnh vệ thiếu người, không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vùng được. Nhưng, Tư lệnh vẫn kiên quyết yêu cầu phải thực hiện… Thế là chiều hôm ấy, 11 anh em chúng tôi xuống nhận lệnh đi Trường Sa… 26 tháng Chạp, toàn bộ khung đảo Đá Lớn của chúng tôi lên tàu HQ505 của Thiếu tá Vũ Huy Lễ vượt sóng ra khơi… 
Sau khi đoàn chúng tôi tiến ra Trường Sa; các khung đảo khác cũng được thành lập, để tiếp tục cắm mốc chủ quyền trên các đảo chìm. Dù là đảo chìm dưới mặt nước biển 1 - 2m thậm chí đến hơn 10m như Đá Tốc Tan cũng phải đặt mốc chủ quyền! Lúc đó, ta không thể dựng nhà cao chân ở Tốc Tan, đành kéo pông-tông ra neo trên đảo. Cán bộ, chiến sĩ sống ngay trên chiếc pông-tông lúc nào cũng dập dềnh sóng vỗ như thế! Kể ra những chuyện này, tôi muốn nói đến quyết tâm giữ chủ quyền của Quân chủng Hải quân, của vùng 4 và Lữ đoàn 146 nói riêng và của Bộ Quốc phòng nói chung!

Có người đặt vấn đề: Tại sao khi giặc thảm sát các chiến sĩ khung đảo Gạc Ma và các chiến sĩ công binh thuộc E83 mà chúng ta không bắn trả? Ở đây có những lý do rất đặc biệt: 

Thứ nhất, 3 tàu đến cụm Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao đều là những tàu chở quân, chở hàng ra tiếp tế. HQ505 là tàu loại LST – tàu đổ bộ loại lớn của Hải quân Mỹ - chiến lợi phẩm của ta sau chiến thắng 30/4/1975. Tàu HQ 604, HQ 605 là những tàu chở hàng thuộc đoàn tàu không số - những tàu này do Trung quốc sản xuất; chính vì vậy, các tàu này (HQ604, HQ605) không được trang bị vũ khí. 

Thứ 2: Khi tàu ra khơi, để đảm bảo vũ khí không bị nước biển làm rỉ sét (nhất là thời điểm này đang là mùa biển động) thì tất cả các loại súng ống trang bị cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo chìm đều được bảo quản bằng cách trét thật nhiều mỡ bò và cho vào các thùng đựng súng để trong kho hàng của tàu. Đến khi quân giặc gây hấn, không thể lấy súng ra bắn được! Chỉ có tàu HQ604, có một số khẩu súng AK, RPK; Đại úy Vũ Phi Trừ ra lệnh bắn trả nhưng tàu giặc neo cách tàu ta gần 1 hải lý, đạn không thể tới tàu giặc! Tàu HQ604 trúng pháo của giặc từ từ chìm xuống… một số anh em cán bộ, chiến sĩ nhảy ra khỏi tàu bơi vào bờ đảo. Quân giặc ở trên xuồng máy dùng câu liêm, móc xích kéo 9 anh em chiến sĩ về tàu của chúng. 

Lý do thứ 3: Anh em cán bộ, chiến sĩ thuộc khung đảo Gạc Ma và anh em cán bộ, chiến sĩ công binh rời tàu HQ604 trên những chiếc xuồng nhôm, chèo vào đảo; trong hoàn cảnh ấy làm gì có súng mà bắn trả quân giặc, lấy đâu ra cái lệnh: KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG? Và, đặc biệt; thời ấy, liên lạc của ta hoàn toàn bằng loại thông tin gõ ma – níp; nếu có lệnh ban hành thì mất cả nửa ngày mới tới (từ việc dịch điện do cơ yếu phụ trách, đến chiến sĩ thông tin phát đi, nhận điện rồi dịch lại)… Trong khi, chiến sự chỉ xảy ra trong thời gian từ lúc hơn 6h sáng 14/3 đến khoảng 10h cùng ngày! 

Là một trong những người tham gia CQ88, trong những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam; tôi – mặc dù chưa được đọc cuốn sách: “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” – nhưng thông tin về lệnh: “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG” là hoàn toàn bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; Quân đội; và đặc biệt là bôi nhọ những người đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988. Họ hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, khi họ không có vũ khí trên tay; chứ họ không phải nghe lệnh nào đó một cách mù quáng: “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG!” để không tự bảo vệ bản thân mình! Ai đó đã bịa đặt, nhằm hạ bệ, bôi nhọ vị lãnh đạo cao cấp của Quân đội – dù với mục đích gì – thì đó cũng là hành động: bắn vào quá khứ bằng súng lục! Và xin thưa, như vậy – tương lai không chỉ bắn họ bằng đại bác - như lời dẫn của nhà văn Nga Raxun Gamzatop, mà có thể bằng tên lửa, hoặc những vũ khí tối tân hơn!

Viết bài này, tôi cũng mong rằng anh Lê Mã Lương hãy nhìn cho đúng đắn thực tế Hải quân nhân dân Việt Nam chúng ta thời điểm ấy - cái thời mà tàu của chúng ta cũ kỹ, ít ỏi (ngay như Lữ đoàn 171 – Lữ đoàn tàu chiến của ta lúc đó chỉ có HQ 11, 13, 15, 17 là còn được coi là mới thì việc tác chiến trên biển là vấn đề khó khăn, khi chúng ta phải đối mặt với quân giặc người đông, thế mạnh, vũ khí, trang bị tốt hơn nhiều! Rất mong anh cùng anh Hoàng Kiền, hãy nói chuyện với nhau bằng tình cảm của những người đồng đội, những người đã từng “vào sinh ra tử”… Và, anh hãy nhớ rằng: Bộ đội Cụ Hồ chúng ta chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù, luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng! Hơn nữa, Quân chủng Hải quân của chúng tôi, dù quán triệt phương châm 4K: KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ, KHÔNG KHIÊU KHÍCH, KHÔNG MẮC MƯU KHIÊU KHÍCH CỦA KẺ THÙ; nhưng cũng sẵn sàng giáng cho chúng những đòn sấm sét, nếu như chúng tiếp tục xâm lược biển đảo của Tổ quốc Việt Nam! 
3h sáng 18/7/2018.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Lời liệt sĩ


       Lê Thanh Minh - Khi tôi đọc bài thơ này, tôi im lặng và tôi đã khóc. Tôi lên internet cố gắng đi tìm tên tác giả nhưng không thể. Tôi chỉ biết bài thơ có tựa đề “Lời liệt sĩ”, tên tác giải được viết tắt là CCB và ngày viết ra bài thơ là ngày 08/12/2014. Đọc bài thơ mà ta như được thấy các anh hùng liệt sỹ dù đã chết nhưng vẫn đang sống! Những cái chết nhưng không phải chết, vì khi họ chết mang nghĩa lớn HY SINH! Các anh hùng liệt sỹ mãi mãi sống với chúng ta, cùng chúng ta canh giữ Tổ quốc!
Tôi xin đăng bài thơ LỜI LIỆT SỸ lên đây, như nén tâm nhang kính dâng lên các anh hùng liệt sỹ trong tháng 7 linh thiêng.
-------*******-------
“Có anh trước lúc lên chốt
Tranh thủ đào cho mình cái huyệt
Thương bạn sống trở về thấm mệt, đào nông
Ở chiến trường sống chết cùng chung
Nơi này là hầm - nơi kia là mộ
Để bạn nằm xa nhỡ bom đào lần nữa
Ai biết mà chôn
Ở chiến trường nhạt muối thiếu cơm
Nhưng không nhạt tình thiếu nghĩa
Bây giờ nằm bên nhau vẫn thế
Chẳng anh nào để thứ gì riêng
Ngay cả cái tên
Vẫn chung nhau hai tiếng thiêng liêng: Liệt sĩ
Người sống vẫn nặng lòng bởi hai chữ: Vô danh
Chẳng ai làm chúng tôi vô danh
Bởi trong chiến tranh,
Tên người lính trở thành con số
Lúc xung phong vượt qua cửa mở
Chẳng cần có họ có tên
Cái tên đựng trong lọ pênixilin
Khác gì sinh linh trong ống nghiệm
Để thành họ thành tên là rất hiếm
Giờ đây chúng tôi vẫn đứng nghiêm
Canh trời canh biển ngày đêm
Vẫn có người có họ có tên
Thỉnh thoảng người thân mang lễ vật lên
Bánh kẹo dành cho trẻ chăn trâu cắt cỏ
Hàng mã đốt cuốn theo chiều gió
Gạo muối rắc tứ tung
Vài nén hương tỏa khói hưởng chung
Chẳng ai so bì nhiều ít
Có người nói: “Chết là hết!”
Họ đâu có biết - Chúng tôi những liệt cùng tên
Mãi mãi bên nhau như thành lũy vững bền”.








Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

VIẾT CHO NHỮNG AI CÓ ÂM MƯU XÉT LẠI LỊCH SỬ NHÂN THÁNG TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ


                                                                               LÊ THANH MINH
ĐỜI ĐỜI GHI NHỚ CÔNG ƠN CÁC ANH HÙNG, LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, CỰU CHIẾN BINH, CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG VÀ GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ!
Đất nước tôi:
“Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ. Dạt dào Đông Hải khí anh linh”
“Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường?
Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn… chim bay về núi tối rồi.
Máu hồng tỏa hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh
Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng
Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước
Người đang sống nhớ thương người đã khuất
Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời
Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng
Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người
Trong tâm khảm mỗi người dân nước Việt, hễ ai đang đượng hít thở không khí hoà bình, đang được sống độc lập, tự do đều biết ơn vô hạn công lao trời biển của các anh hùng liệt sĩ, của đồng bào chiến sỹ đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc. Chính trong tháng 7 linh thiêng này, 9.637 công trình (nghĩa trang, đài tưởng niệm, đền thờ) ghi công Liệt sĩ trên cả nước sẽ đỏ lửa, nghi ngút khói trắng, cả dân tộc kính cẩn, nghiêng mình tưởng nhớ đến tất cả chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc.
Ôi đất nước tôi! Có nỗi đau nào lớn hơn nữa không?
Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ xâm lược và chống quân bành trướng Bắc Kinh, đất nước chúng ta đã có trên 8,8 triệu đối tượng người có công với cách mạng, chiếm gần 10% dân số; có gần 800.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Và có gần 1,2 triệu liệt sĩ. Trong hơn 1,2 triệu liệt sĩ ấy, mới chỉ có được một nữa các anh về được quê hương, lòng đất mẹ vỗ về ôm ấp, có người yên giấc nghĩa trang, được Tổ quốc ghi công muôn thuởCòn đây, 318.953 liệt sĩ khuyết danh hoặc chưa đủ thông tin và 237.297 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Tức là, hiện có 556,250 liệt sĩ (bằng ½ tổng số liệt sĩ hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc) còn chưa được an nghỉ tại các nghĩa trang liệt sĩ. Các anh vẫn phơi gió nằm sương, vẫn đang nằm lại bên bờ suối, trong rừng sâu, trên núi cao, dưới đáy sông. Ôi các anh, “người ra đi không để lại hình hài, bao nhiêu năm mây gió hồng hoang, cỏ cây là bạn, cứ phiêu diêu hồn phách, sông suối là nhà…!”. Cũng chừng ấy người mẹ, người vợ từng nuốt nước mắt vào tim tiễn chồng, con lên đường, và mãi đến hôm nay cũng chừng ấy gia đình đang mõi mòn chờ đợi! Nỗi đau này, sự mất mát này không thể đong đếm, không thể bù đắp! Có nỗi đau nào lớn hơn, day dứt hơn nữa không?
Sử sách đã ghi, không thể chuyển lay
Những con số, sự mất mát hy sinh làm nhói tim chúng ta và nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta mong các anh hiểu: Máu xương các anh không hề uổng phí, bia ghi công sẽ sáng chói từng dòng. Cuộc chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào sách sử. Máu xương của các anh là giọt máu của các mẹ đã hoà vào thớ thịt của Tổ quốc, đã trở thành lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là sự thật lịch sử không thể chuyển lay!
Nhưng xót thay, hôm nay, khi cả nước đang cố từng ngày, từng giờ băng rừng, lội suối, vạch cỏ, lặn sông để mong tìm được các anh, đưa các anh về yên nghỉ trong lòng đất mẹ, thì không ít người đang sống lại thờ ơ vô cảm, họ xét lại công lao anh hùng, xét lại máu đào liệt sĩ, họ dẫm lên đạo lý, họ vinh danh kẻ thù. Tôi xin hỏi các người: Tại sao các người cổ suý xét lại lịch sử cuộc chiến tranh giải phóng, đòi bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền mà không mảy may không biết đến, nghĩ đến những con số và những mất mát hy sinh đang làm nhói tim triệu người? Nếu biết thì các người nghĩ gì trong đầu vậy hả? Trái tim của các ngươi màu đỏ hay mang hình hài của đá?
Những kẻ xét lại lịch sử và những kẻ ủng hộ xét lại lịch sử hãy nhớ rằng: Để giang sơn sạch quân xâm lược, bao chiến sĩ kiên trinh ngã xuống đất này. Để Tổ quốc yên ả thái bình, bao đứa con hiếu trung không được về với mẹ. Các ngươi cũng phải hiểu: Ai cũng muốn mình sống trăm năm, cũng muốn nếm vị ngọt ngào hạnh phúc. Chúng ta được sống hạnh phúc, nhưng các anh hùng liệt sĩ thì không. Một thuở, vì hạnh phúc của chúng ta, vì Tổ quốc yên bình, các anh hùng liệt sĩ đã tận hiến. Hôm nay, cũng sẽ vì hiện tại và tương lai của đất nước, dẫu thân các anh đã về yên nghĩ trong lòng đất mẹ hay các anh đang phải phơi gió nằm sương nơi bụi mờ rừng thẳm thì hồn thiêng anh hùng liệt sĩ ngàn năm không ngủ để canh giữ Tổ quốc. Việc làm bất nghĩa, bất nhân của các ngươi sẽ được phơi bày, sẽ bị đốt cháy để tạ tội trước hương hồn các anh hùng liệt sĩ.
Thưa các anh hùng liệt sĩ! Tổ quốc ta đời đời ghi nhớ chiến công. Nhân dân ta mãi mãi tri ân Liệt sĩ! Lịch sử nước nhà muôn thuở lưu danh! TUYỆT NHIÊN KHÔNG THAY ĐỔI!
Sáng bừng hào khí, nghi ngút khói hương.
Cả nước nghiêng mình, kính cáo cùng các Anh Linh Liệt Sĩ.
Dù vật đổi sao rời.
Vẫn mãi còn ân nghĩa:
Vạn thủa lưu danh Liệt Sĩ.
Ngàn đời tạc sử nước nhà!!!!!     
* Bài viết có sử dụng một số câu thơ tại các văn bia nghĩa trang liệt sỹ.
 Kết quả hình ảnh cho Thắp nến tri ân nghÄ©a trang liệt sỹ


Kết quả hình ảnh cho Thắp nến tri ân nghĩa trang liệt sỹ



Kết quả hình ảnh cho Đò qua Thạch hãn xin chèo nhẹ










Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

LÀM ĐIỀU BẤT CHÍNH ĐỪNG ĐÒI HỎI NGƯỜI KHÁC NHÂN NGHĨA

GIEO GIÓ ẮT GẶT BÃO, GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ ĐÓ. 

   Lê Thanh Minh

   ANH CHỊ EM TA CÙNG TỔNG TẤN CÔNG NHỮNG KẺ BẤT CHÍNH, BẤT NHÂN!

   Nhà bẩn KBCHN, ngáo sư đầu nậu nội địa VHK cùng các con nhang đệ tử loa kèn về văn hóa, yêu nước, yêu đảo nhưng tâm thì lão hóa thật rồi.

==>  Đã sợ thì đừng làm điều bất chính, đừng phạm tội bất nhân, đừng sống thờ ơ vô cảm.
    Vì: Bất chính ắt gặp họa, bất nhân ắt gặp quả báo, thờ ơ vô cảm ắt gặp phải sự cô đơn, lãnh lẽo.

   1. Một nhóm ô hợp gồm: lật sử, ngụy chính tông, đầu nậu ủng hộ lật sử, vực dậy bóng ma ngụy quân, ngụy quỳên chúng bay ngồi với nhau  thì cứ nghĩ xem thường thiên hạ, đạp lên dư luân, làm điều xằng bậy; các ngươi dẫn dắt tên ngụy nô dâm tặc về nước gieo rắc lối sống đồi trụy... Việc làm của các người là bất chính, đã bất chính ắt gặp họa. Hôm nay gặp đại họa là đương nhiên.

    2. Các ngươi đã dựng chuyện, vu oan, giá họa cho chính nhân quân tử, dùng mọi thủ đoạn chia rẽ lòng người, hạ uy tín của những người yêu nước, xuyên tạc Quân đội, bôi nhọ sỹ quan, quân nhân, cựu chiến binh... đây là bất nhân. Các ngươi bất nhân, hôm nay các ngươi gặp quả báo là đương nhiên. Các ngươi bất nhân nên đừng đòi hỏi chúng ta nhân nghĩa.

    3. Những kẻ nâng bi cho Nguyễn Phương Hùng và bọn ngụy nô hải ngoại, như Lê Xuân Nghĩa (Đỗ Hữu Hằng) và những con nhang đệ tự của VHK nghe đây: Các người cấu kết với bọn phản quốc để cổ súy âm mưu lật sử, các ngươi bảo vệ cho cái gọi là bỏ chữ ngụy, các ngươi muốn chính danh cho VNCH, tức là các ngươi thờ ơ, vô cảm với lịch sử, với xương máu của đồng bào chiến sỹ, với anh hùng liệt sỹ. Nhãn tiền báo ứng là quy luật, cuộc sống của các người sẽ bất an, sẽ nhuốm màu cô quạnh, lạnh lẽo. Các người nếu một lần bình tâm tự hỏi rằng nếu các người ủng hộ lật sử, xét lại anh hùng, liệt sỹ thì các anh hùng liệt sỹ và đồng bào chiến sỹ sau hơn 40 năm vẫn phơi gió nằm sương sẽ nghĩ gì về các ngươi?

    Than ôi! Trời vén mây đen nhưng lũ bất nhân vẫn muốn một tay khấy động nhân tâm. Đạo nghĩa còn đâu khi kẻ bất chính, bất nhân không phải đền tội! Ôi than đen quá đen là hợp đạo trời rồi còn chi!

    Từ các hình ảnh dưới đây đủ biết tư cách của Nguyễn Phương Hùng, qua đó biết tư tưởng, nhân cách của đám bạn của ông ta, những người ủng hộ ông ta.