Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

LÃO NÔNG CHỈ ĐƯỜNG CHO CÁC NHÀ LẬT SỬ CÁCH HÒA GIẢI THÀNH CÔNG

(Lão viết bài này ngoài lý do đấu tranh với ngụy sử và cũng trả lời một số bạn trẻ hỏi rằng hòa giải, hòa hợp có gì sai?)
Ông Vũ Minh Giang và nhiều nhà sử học lên truyền thông kêu gào hòa giải, hòa hợp dân tộc, nào là phải vượt qua chuyện thắng - thua, nào là phải vượt lên trên ý thức hệ, nào là những người từng cầm súng phải tự vượt qua chính mình, tự hòa giải cái đầu của mình trước... nói chung là những quan điểm đưa ra rất là phản động, vì vậy cũng được ăn miễn phí gạch, đá, dày, dép...
Hôm nay tôi chỉ điểm cho ông Vũ Minh Giang cách tiến hành hòa giải hiệu quả nhất.
RẰNG: Muốn hòa giải thành công thì ông Giang phải vác ba lô, cầm súng lên và đi ngược lại thời gian, vào thời điểm có cuộc chiến để hòa giải nhé!
Đơn giản thôi, vì bây giờ cuộc chiến đã kết thúc. Ko tồn tại cái gọi là hòa giải hậu chiến đâu thưa ông.
Hòa giải là hòa giải với ai, hòa giải khi nào? Là hòa giải giữ các phe phái đối lập hoặc là hoà giải giữa nhiều người có mâu thuẫn trong một phái, một đảng. Và quá trình hòa giải là trong thời điểm đang xảy ra mâu thuẫn, đang diễn ra chiến tranh và hòa giải để tìm giải pháp hòa bình hoặc đạt được múc đích chính trị của mỗi bên tham chiến. Tức là hòa giải (và cả hòa hợp) là phải tiến hành giữa các bên đang tồn tại trong thực tế của mâu thuẫn.
Trong lịch sử của cuộc chiến tranh, về đối ngoại thì Đảnh CSVN và chính phủ của VNDCCH đã nhiều lần tìm giải pháp chính trị giữa VNDCCH với Pháp hay với Mỹ nhằm kết thúc cuộc chiến, những lần tìm giải pháp đó là những lần hòa giải. Tuy nhiên, kẻ xâm lược đã bắt cả dân tộc kết thúc cuộc chiến bằng quân sự, bằng bom đạn.
Sau cuộc chiến, kẻ từng xâm lược đang tồn tại, Đảng, Nhà nước ta có tiến hành hòa giải ko? Có đấy. Chính cái chính sách hội nhập, mở cửa, đối ngoại đa phương, bình đẳng, cùng có lợi với các nước, trong đó có Pháp, Mỹ là phương thức hòa giải đạt đến nghệ thuật, bản lĩnh và đúng đắn.
Còn đối nội, quá trình hòa giải, hòa hợp cũng đã diễn ra. Đảng ta đã thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời, Hội Liên Việt, Mặt trận Liên Việt trong chống Pháp và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong chống Mỹ là các giải pháp hòa giải, hòa hợp dân tộc đấy, đặc biệt công tác địch vận, ngụy vận là hòa giải đấy thôi. Thực tiễn đã chứng minh, trong chiến tranh, đã có rất nhiều người tunhf là đối lập, là việt kiều đã đứng vào hàng ngũ của Đảng, Nhà nước, Nhân dân để cống hiến cho cách mạng giải phóng dân tộc.
Còn sau cuộc chiến, ngụy quân, ngụy quyền SG đã ko còn thì tại sao phải nói đến hòa giải? Trong nước ko còn phe, đảng phái đối lập thì hòa giải cái con khỉ khô gì đây!
Còn hòa hợp, ngoài ý nghĩa trên thì hòa hợp như thế nào là đúng? ở góc độ chung, hòa hợp để tập hợp lực lượng phục vụ mục đích xây dựng đất nước là đúng. Trong chiến tranh, nếu những người cộng sản Việt Nam vô tâm trong vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, nếu không hòa hợp dân tộc trước năm 1975 chúng ta không thể giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng sau khi giải phóng đất nước, phải rõ ràng với nhau: hòa hợp ở đây là nói về tình cảm của dân tộc, sẵn sàng mở cửa đón những cá nhân từng có lỗi lầm trong quá khứ trở về, tạo mọi điều kiện cho họ trở về quê hương, cùng chung tay xây dựng đất nước, đó là hòa hợp với từng cá nhân, với cộng đồng người đơn thuần, là tình cảm chứ ko phải là giải pháp chính trị đơn thuần, càng không thể có cái gọi là hòa hợp với ngụy quân, ngụy quyền SG, vì hiện nay nó hoàn toàn ko tồn tại.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc của VN khác với các cuộc chiến tranh khác trên thế giới, thời gian chiến tranh rất dài, nên Đảng, Nhà nước phải tiến hành hòa giải, hòa hợp ngay trong quá trình xảy ra chiến tranh. Còn sau giải phóng, không thể nói đến hòa giải, cũng không được phép nói rằng muốn hòa hợp thì phải bỏ qua ý thức hệ. Đây là lối tư duy phản động.
Và yêu cầu ông Giang phải xin lỗi ccb VN, tôi nói cho ông biết, bố tôi có 10 năm tham gia đánh Mỹ, mẹ tôi cũng gần chừng ấy năm chiến đấu chống Mỹ - ngụy. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc, 44 năm qua chưa một lần họ nhắc đến tên ngụy này, ngụy kia, cũng ko dạy chúng tôi phải hận thù bọn ngụy quân, ngụy quyền SG, bởi họ hiểu, chiến tranh kết thúc là hận thù kẻ thù cũng kết thúc vợi họ. Và họ cũng đã hoàn thành việc hòa giải ngay trước ngày 30/4/1975. Còn sau chiến tranh, họ dạy chúng tôi phải biết giữ nước, bảo vệ Tổ quốc một cách thông minh, tỉnh táo và kiên quyết.
Lão nông tôi vẫn giữ nguyên quan điểm: Họ - những kẻ lật sử đòi hòa giải, hòa hợp trên truyền thông và mạng xã hội thật ra là lợi dụng truyền thống đại nghĩa, bao dung của Đảng, Nhân dân ta để bào mòn ý chí cách mạng của chúng ta, để thúc đẩy xa rời, từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, từ bỏ con đường XHCN của chúng ta, để vực dậy thây ma ngụy quyền SG, thủ đoạn này phục vụ ý đồ của Mỹ và phương tây.

PHÁT BIỂU RẤT PHẢN ĐỘNG CỦA NHÀ SỬ HỌC!

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Người đô thị, ngày 28/4/2018 với tiêu đề "Phải đặt lợi ích quốc gia lên trên ý thức hệ", ông GS-TSKH Vũ Minh Giang đã phát ngôn rất phi lịch sử, phi dân tộc và có thể nói là trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Tôi xin lược trích nguyên văn một số ý thể hiện cái quan điểm hàm hồ của ông ta, sau từng ý là phản biện của tôi:
1. "Bốn mươi ba năm qua, quá trình hòa giải dân tộc đã cải thiện được rất nhiều chuyện mâu thuẫn giữa hai phía tham gia chiến tranh là người Việt. Nhưng cuộc chiến tranh này có sự hiện diện của bên thứ ba là Hoa Kỳ".
👉 ý của ông Giang: Hoa Kỳ chỉ là bên thứ ba - thứ yếu.
Đây là trái với quan điểm và chủ trương tiến hành chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
2. "Có những lằn ranh của quan niệm, chẳng hạn về mặt ý thức hệ, một bên đề cao mình là người chiến thắng, mình là chính nghĩa, đối phương là phi nghĩa, nên có tư tưởng rằng kẻ thua cuộc thì không thể coi ngang bằng, không thể “hòa”.
👉 Đây là phát ngôn mang tính phi giá trị lịch sử của ông Giang. Cuộc chiến tranh nào cũng có tính chất chính nghĩa hoặc phi nghĩa của đối tượng tiến hành, ko có mâu thuẫn chung chung, chiến tranh chung chung. Chiến tranh chống xâm lược của VN là chính nghĩa, kẻ xâm lược, kẻ bán nước, phản bội TQ là phi nghĩa. Dù chiến tranh kết thúc nhưng tính chất tiến hành chiến tranh ko được đảo lộn, đó là sự thật lịch sử.
3. "Một khi còn lấn cấn, không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, mà phân biệt người này theo chủ nghĩa này, người kia theo chủ nghĩa kia thì mục tiêu hòa hợp dân tộc sẽ còn khó khăn".
👉 Ý ông Giang là gì đây? Ko lẽ ông Giang muốn đem chế độ XHCN đặt dưới gót dày của những người hòa hợp dân tộc ư?
4. "Phải nói thêm rằng chính người Mỹ đã tạo điều kiện hòa giải cho những người Việt Nam trong nước - bên thắng cuộc - với những người Việt ở phía bên kia."
👉 Ông Giang lại cứ cho rằng trong cuộc chiến ấy Mỹ là trọng tài và sau cuộc chiến thì Mỹ lại là trọng tài hòa giải? Đây vẫn là một kiểu xuyên tạc trắng trợn của ông Giang!
5. "Trình bày một trận chiến theo công thức bên ta rất anh hùng, chính nghĩa, giỏi giang; còn địch thì rất kém, phi nghĩa, dã man, thua là tất yếu".
👉 Đây là phát ngôn ngu học. Ko lẽ lịch sử của Việt Nam phải chép rằng đế quốc Mỹ và bọn tay sai ngụy quyền SG là chính nghĩa, là anh hùng? Vậy sự thật lịch sử ở đâu? Máu, tính mạng của đồng bào, chiến sỹ đổ xuống trong chiến tranh chống Mỹ - ngụy là vô nghĩa?
6. "Những bài học (lịch sử) này đôi khi là mục đích chính trị hơn là khoa học lịch sử. Chính trị ở đây theo nghĩa người học phải chấp nhận một loạt các định đề: cái này xấu xa, cái này phải lên án. Và hệ lụy của nó là khiến người đọc nhìn nhận vấn đề bị lệch lạc.
👉 Đây là kiểu ngụy biện bố láo, muốn phi chính trị lịch sử. Và muốn xóa nhòa thiện ác, chính tà trong bài học lịch sử và cả cuộc chiến.
7. "Gọi "chính quyền VNCH, quân đội VNCH" là một cách diễn đạt không biểu cảm về một thực thể chính trị là chính quyền và quân đội phía Nam".
👉 Ông Giang là nhà sử học của chế độ nào, sao lại có thể đưa ra cái gọi là "chính quyền và quân đội phía Nam"? Đây là sự xuyên tạc trắng trợn. Phải chăng để chính danh hóa cho nó để muốn nó đối lập cân bằng và cũng "chính nghĩa" như chính quyền VNDCCH và Quân giải phóng? Vậy miền Bắc đã xâm lược miền Nam chăng.
🤲 Mời các ace cho ý kiến sâu hơn. Còn lão đây thì khẳng định luôn: ông Vũ Minh Giang không đủ tư cách cầm bút chép sử Việt. Càng không đủ tư cách làm quyền Tổng chủ biên bộ Quốc Sử!

NGUOIDOTHI.NET.VN
Đừng tin rằng ai đó cùng ý thức hệ với mình thì họ sẽ bảo vệ mình. Không có chuyện đó. Bằng chứng là các triều đại phong kiến phương Bắc đánh ta, thì họ đều chung ý thức hệ Nho giáo với chúng ta.

PHẢI CHĂNG TƯ TƯỞNG CỦA GS VŨ MINH GIANG CÓ VẤN ĐỀ


Cũng trong bài đăng trên báo Lao động ngày 30/4/2015,
PV hỏi: Thưa ông, ông có thể phân tích rõ thêm về nguyên nhân vì sao sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lại có tới hàng triệu người VN di tản?
ÔNG VŨ MINH GIANG NÓI:
"- Nguyên nhân thì có nhiều, tôi chỉ xin đưa ra vài lý do, mà theo tôi, là nguyên nhân chính. Thứ nhất là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là thắng lợi lớn làm nhiều người choáng ngợp nghĩ rằng, chúng ta đã thắng trong chiến tranh thì không việc gì chúng ta không làm được.
Hai là, tư tưởng thắng thua (người thắng trận thì cao ngạo, người thua thì cay cú), địch ta, ý thức hệ được thể hiện quá rõ ràng. Thứ ba là những khó khăn và thiếu sót trong quản lý, điều hành nền kinh tế đã làm cho đời sống rất khó khăn. Nhiều người, chủ yếu là sĩ quan, binh lính và những người nằm trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn đã ra đi để hy vọng tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn."
......
Tôi lột tả rõ hơn về ý của ông Giang:
Ông xác định nguyên nhân chính của những kẻ phản bội Tổ quốc, bỏ đất nước ra đi sau 1975 là:
1) do người thắng cao ngạo;
2) do "tư tưởng thắng thua, tư tưởng địch ta, tư tưởng ý thức hệ quá rõ ràng";
3) do "những khó khăn và thiếu sót trong quản lý, điều hành nền kinh tế đã làm cho đời sống rất khó khăn".
Đây là phát ngôn ấu trĩ và phi thực tế nhất của một nhà sử học! Và ông Giang cũng quá láo xược hay có ý gì khi đổ tội gây ra cuộc di tản của những người ruồng bỏ, phản bội Tổ quốc là do Đảnh, Nhà nước, quân và Nhân dân Việt Nam?
Giọng này giống giọng của những người di tản quá!
Ông Vũ Minh Giang phải trả lời rõ ràng trước công luận!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản Trong hình ảnh có thể có: văn bản Trong hình ảnh có thể có: văn bản 

ĐẰNG SAU THỦ ĐOẠN LẤY LỊCH SỬ TIỀN NHÂN ĐỂ ĐỐT SỬ HIỆN ĐẠI


Trong trả lời phỏng vấn đăng trên báo Lao động ngày 30/4/2015 có tiêu đề: Hòa giải dân tộc: "Lấy đại cục làm trọng". Trong bài báo đó, ông Vũ Minh Giang khi bàn về việc "hòa giải dân tộc" sau 40 năm đất nước thống nhất, có đưa ra sự kiện lịch sử của tiền nhân, nguyên văn như sau:
"Trong lịch sử VN, Trần Nhân Tông đã để lại bài học tuyệt vời về hoà hợp và hoà giải. Chiến thắng lừng lẫy giặc Nguyên Mông, Hoàng đế Trần Nhân Tông bước vào những ngày hòa bình thịnh trị bằng chính hòa giải và hòa hợp. Ngay khi từ phòng tuyến kháng chiến trở về Thăng Long, việc đầu tiên vị Hoàng đế chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc ấy bắt tay vào là đốt toàn bộ những sổ sách ghi chép bằng chứng của những người đã trót phản bội, đầu hàng giặc."
Phản biện vấn đề này, lão chăn bò Dương Vương Kinh đã có bài phản biện khá hay. Nhưng hôm nay lão nông tôi vạch rõ thủ đoạn của nhà sử học Vũ Minh Giang ở góc độ khác.
Trước hết, tôi đồng ý nhận định của lão chăn bò, rằng "ông Giang biết một mà không biết mười". Với tôi, ông Giang có thể biết mười đấy. Vì ông ta là một nhà nghiên cứu lịch sử, nên ông ta cũng hiểu: Lịch sử là một dòng chảy, trong dòng chảy đó, ở thời điểm khác nhau có những sự kiện lịch sử gần giống nhau nhưng sẽ khác nhau về bản chất. Bởi bản chất của mỗi sự kiện lịch sử nó phản ánh tính chất thời đại của nó và nó xảy ra trong bối cảnh lịch sử đặc thù riêng của nó! Dù ông ta biết rõ điều đó, vậy tại sao ông ta nêu lên vấn đề đó cho lịch sử hiện đại? Nhằm mục đích gì?
Thứ hai, trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta dễ dàng nhận ra: Ông Giang đang sử dụng phương pháp lấy bài học lịch sử để che lấp bản chất của vấn đề hiện tại. Phải chăng, vì ông ta đã và đang viết sử hiện đại, nhất là viết về một giai đoạn lịch sử đặc biệt là 1945 - 1975, ông ta và đồng nghiệp đang cố tạo ra các cái cớ thuyết phục cho việc thay tên, đổi họ, đánh tráo bản chất cho một chế độ tay sai, bù nhìn là ngụy quân, ngụy quyền SG, trong đó ông ta đang gia tăng đưa lên truyền thông vấn đề "hòa hợp, hòa giải". Và, ông ta lấy bài học "đốt sổ, sách ghi chép" của Trần Nhân Tông để gián tiếp chính danh hóa việc "xét lại lịch sử, viết lại lịch sử" về giai đoạn 1945-1975. Sâu xa hơn, phải chăng ông đòi đốt, chôn hết tát thảy những sổ, sách ghi chép về tội ác của ngụy quân, ngụy quyền SG? Và phải chăng, lấy sự kiện lịch sử của tiền nhân để lấp che cái hành vi bỉ ổi trong tập 12 của bộ sách LSVN 15 tập và tập 22 trong Bộ quốc sử?
Thứ ba, Giặc xâm lược cương thổ của Tổ quốc bất kể là ai đều phải Đánh. Ai phản bội Tổ quốc, theo giặc, rước giặc vào xâm lược Tổ quốc cũng là tội nhân thiên cổ. Nhưng khi so sánh đến chi tiết cụ thể, thì ngụy quân, ngụy quyền SG khác với những người theo giặc thời Trần. Ở đây, không chỉ là theo giặc, mà là bán Nước cho giặc, và chúng còn hành động giúp cho giặc, chúng đã vấy máu nhân dân, hàng triệu con dân Việt Nam đã chết dưới bàn tay của ngụy quân, ngụy quyền SG. Và khi giặc thua chạy thì chúng không ở lại, không sám hối với Tổ tiên, mà chúng lại đu càng theo giặc, gọi giặc là cha, là mẹ, gọi nước giặc là tổ quốc! Cũng 44 năm qua, không ít kẻ trong đạo quân đu càng ấy vẫn chưa hề thay đổi ý định đó, mà chúng đang muốn "phục quốc", đang muốn giặc vào, theo giặc vào xâm lược Tổ quốc một lần nữa. Hỏi bản chất ấy giống với những người thời Trần ko? Đáng lẽ, một nhà nghiên cứu lịch sử như ông Giang hiểu rõ vấn đề này hơn ai hết, nhưng lại cố quên đi bài học Mỵ Châu - Trọng Thủy, mà chỉ muốn mưu đồ bất chính là sao?
Tôi gọi hành vi của ông Giang là âm mưu lợi dụng bài học lịch sử của tiền nhân để đòi đốt lịch sử hiện đại!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản 
Trong hình ảnh có thể có: văn bản Trong hình ảnh có thể có: văn bản 

ÔNG GS-TSKH VŨ MINH GIANG ĐANG MUỐN ĐIỀU GÌ?


Phải chăng nhà sử học thiếu trung thực?
Tại sao sau khi dư luận lên án, Báo Công Lý phải thay đổi tiêu đề và nội dung trả lời phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang? Tại sao lại phải lược bỏ những nội dung rất "vớ vẫn" đó? Ông Giang cho nhân dân biết tại sao một nhà sử học như ông luôn đòi hỏi sự thật lại không tôn trọng sự thật? Nếu như vì đại nghĩa như ông nói thì ông sợ gì dư luận mà không đi đến cùng của sự thật? Hay những gì ông nói về thực trạng của quá trình hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân như bài báo (nguyên bản đăng ngày 29/4/2019) nêu lên vốn dĩ không phải sự thật, mà là sự phóng đại, xuyên tạc trắng trợn của ông?
Nếu vậy thì ông không xứng đáng đứng trong đội ngũ các nhà sử học chân chính, càng không đủ tư cách làm quyền tổng chủ biên của bộ quốc sử! Và chúng tôi xem những gì các ông viết trong bộ quốc sử về lịch sử đất nước, nhất là giai đoạn 1945 - 1975 là không bảo đảm tính trung thực, khách quan và sự thật!
Từ sự không trung thực của ông Giang đã cho chúng ta thấy: ông Giang và những người lật sử, xét lại lịch sử dân tộc đang lợi dụng chữ nhân tâm, lợi lòng khoan dung độ lượng của nhân dân, lợi dụng truyền thống đại nghĩa của dân tộc để từng bước bào mòn ý chí, tinh thần cảnh giác cách mạng của nhân dân. Đây là một thủ đoạn thâm độc của âm mưu diễn biến hòa bình, từng bước xóa nhòa ý thức hệ, xóa nhòa lịch sử, gây mờ hồ, ủy mị dần đi đến mất cảnh giác trong quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ.
Quy luật này tất cả các nhà sử học đều phải biết: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước phải đánh đổi bằng máu và tình mạng của hàng triệu đồng bào, chiến sỹ thì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng gian khổ, khó khăn, cũng sẽ phải đánh đổi bằng máu và tính mạng. Mơ hồ mất cảnh giác là mất nước!
……
Lão tôi xin đăng lại 4 tấm hình tôi chụp nội dung trả lời phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang trên báo công lý, gồm 02 bức ảnh tôi chụp lại ngày 29/4/2019 và 02 bức ảnh tôi chụp lại báo Công lý ngày 02/5/2019. Cụ thể:
Bức ảnh thứ nhất: Chụp tiêu đề và phần đầu của bài báo công lý ngày 29/4.
Bức ảnh thứ hai: Chụp tiêu đề và phần đầu của bài báo công lý ngày 02/5 (bài báo đã bị sửa tiêu đề và một số nội dung).
Bức thứ 3: Chụp phần câu hỏi và nội dung “xuyên tạc” của ông Giang trên báo Công lý ngày 29/4. Phần gạch chéo màu đỏ đã bị lược bỏ.
Bức ảnh thứ 4: Chụp phần nội dung đã bị lược bỏ phần ông giang xuyên tạc (phần tôi gạch dấu đỏ), ảnh chụp ngày 02/5.
Bức ảnh thứ 5: Chụp phần câu hỏi và nội dung trả lời trên báo Công lý ngày 29/4, trong đó có câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của ông Giang, trong đó có câu: “Vì vậy, nếu họ có trút hận thù lên phía đối lập cũng là chính đáng”. Nội dung này đã bị cắt khỏi bảo Công lý ngày 02/5.
Lão nông Thanh Minh, ngày 02/5/2019
Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: văn bảnTrong hình ảnh có thể có: văn bảnTrong hình ảnh có thể có: văn bản

ÔNG GIÁO SƯ SỬ HỌC VŨ MINH GIANG MUỐN GÌ?

ÔNG GIÁO SƯ SỬ HỌC VŨ MINH GIANG MUỐN GÌ?
Không chỉ là một tay ngụy biện ngu ngốc khi cố gắng chính danh hóa cho ngụy quyền SG, giờ ông Vũ Minh Giang lại muốn thay tên của Ngày Chiến thắng 30/4 sao?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Tôi nói cho ông biết: Từ thuở tôi còn cởi truồng tắm mưa, mỗi khi trời đang mưa mà có nắng thì tụi trẻ chúng tôi đã biết đọc câu thơ: "Vừa nắng vừa mưa, ta thắng Mỹ thua". Đấy, đến bọn trẻ cũng hơn ông cả cái ý thức đấy.
Ông là nhà sử học lẽ nào ông không tỏ tường: Chuyện thắng - thua là quá khứ, là lịch sử. Lịch sử là lịch sử! Chả lẽ vì hiện tại, vì tương lai mà hãy quên đi quá khứ sao? Phải chăng ông kêu gọi đổi tên ngày kỷ niệm 30/4 vì cái ảo tưởng hòa hợp, hòa giải như ông nói?
Lấy tư cách người nông dân, có cả cha và mẹ đã đổ máu trong chiến tranh chống Mỹ nói cho ông Giang biết:
Trong thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Nhân dân Việt Nam đâu có chống lại việc hòa hợp dân tộc, mà còn làm rất nhiều việc để khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, mở rộng cánh cửa đón kiều bào ở hải ngoại về nước. Trong mấy chục năm qua, đã có rất nhiều việt kiều ở hải ngoại về nước, và khi họ về nước, hãy hỏi họ xem có ai, dù là cán bộ Đảng, Nhà nước và người dân chúng tôi gọi họ là nguỵ, là kẻ thua trận không?
Thế nhưng chính một số kẻ cực đoan, tàn dư nguỵ quân, nguỵ quyền đang cố đào bới quá khứ, đòi thay đổi, xét lại lịch sử, khơi dậy hận thù, chia rẽ dân tộc, thậm chí lợi dụng sự hoà hợp dân tộc để kích động sự hận thù dân tộc. Bên cạnh đó, một số nhà sử học lại cổ suý bỏ chữ nguỵ vì sự nghiệp hoà hợp dân tộc, vì hợp lòng dân, vì thống nhất nhân tâm. Đây là lối nguỵ biện xảo trá, vô tâm. Hễ còn sự xảo trá, nguỵ biện cho việc hoà hợp thì làm sao mà bắt tay nhau kiến tạo hoà bình được đây?
Nếu không có ngày hôm qua thì không có ngày hôm nay và cũng chẳng có ngày mai. Chủ thể nào đứng ở hiện tại cũng không thể chối bỏ quá khứ, càng không thể thay đổi quá khứ. Mỹ và ngụy đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam thì phải chấp nhận thất bại, đã phạm sai lầm thì phải dám công nhận sai lầm của mình. Điều này nhiều người Mỹ đã đủ bản lĩnh để làm được sao nhiều kẻ tàn dư, hậu bối của nguỵ quân, nguỵ quyền SG không làm được? Thật ra, vì họ không có bản lĩnh nhận sai lầm của mình trong quá khứ. Mà đã không dám nhận những sai lầm của mình trong quá khứ thì tại sao phải gào thét đòi hoà hợp dân tộc?
Thôi đừng gào nữa, vì có hoà hợp xong thì họ lại bước đi trên vết xe đổ đầy máu, nước mắt mà các người đã tạo ra trong quá khứ mà thôi. Lại tiếp tục đu càng, tiếp tục vong nô, và tiếp tục gào thét....Thôi đừng gào thét nữa, vì họ không có bản lĩnh!
Và ông Giang hãy nhớ điều này: Không có Chiến thắng 30/4/1975 thì cả dân tộc buồn, cả đất nước sẽ sống trong đau khổ và nô lệ.
44 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã đổ rất nhiều máu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng đất nước như hôm nay. Trên chặng đường đó đã luôn hiểu rằng: Ôm hận thù thì không bao giờ lớn, nhưng mơ hồ, mất cảnh giác cũng sẽ là tự sát! Và, nếu không rạch ròi với quá khứ, với lịch sử cũng sẽ chuốc lấy tai ương mà thôi!
Đặc biệt, cực đoan dân tộc sẽ đẩy đất nước vào nguy khốn, nhưng mơ hồ, mềm yếu, mất cảnh giác sẽ mất nước đấy ông Giạng ạ.