Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Vài điều cần nói về tôn giáo ở Mỹ với Võ Ngọc Lục



    Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 của Nhà nước ta ban hành, là bước tiến quan trọng về bảo đảm quền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, là điều kiện thuận lợi cho đồng bào có tín ngưỡng và đồng bào theo các tôn giáo được tự do thực hiện các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Song, trong thực tế, một số đối tượng cơ hội, bất mãn, phản động trong và ngoài nước lại cố tình bóp méo Luật Tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc cố tình hiểu sai một số điều trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp năm 2013 để thực hiện các hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống phá chính quyền, tuyên truyền xuyên tạc, chống phá chế độ, chống phá ĐCSVN; hoặc viện dẫn tình hình tự do tôn giáo của nước ngoài (như ở Mỹ và một số nước phương tây khác) để so sánh và đi đến kết luận kiểu "đổi trắng thay đen" bản chất tốt đẹp của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước đối với mọi người, thậm chí kêu gọi đồng bào theo tôn giáo không công nhận Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 như Võ Ngọc Lục ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, trên facebook Vo Ngoc Luc, y viết: "Mọi công dân, tín đồ các tôn giáo, chức sắc, chức việc và tổ chức tôn giáo đều có quyền nhân danh Hiến pháp và luật pháp Quốc tế vô hiệu và bất tuân một số điều trong Luật tín ngưỡng tôn giáo có nội dung vi hiến. Tôi hoan nghênh lập trường của Tổng Liên Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã biểu quyết thông qua vô hiệu và bất tuân một số điều luật vi hiến đó với tỉ lệ tán thành 100% trong Đại hội đồng TLH vừa qua".
Sau đó y lại tụ tập một số người mà y gọi là "con cái Chúa" về nhà của y để hoạt động tôn giáo (vào tối 29/8/2017), mà theo một số nguồn tin thì y tuyên tuyền nhiều nội dung mang tính chất chống phá, xuyên tạc. Khi lực lượng chức năng và một số đoàn thể vào làm việc thì y rống lên rằng: Y sẽ viết "Đơn tố cáo các anh lên Giám Đốc CA Tỉnh, Bộ CA, Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành VN, và truyền thông Quốc tế".


Thưa Võ Ngọc Lục! Không chỉ ở Việt Nam đâu, mà bất kỳ ở nước nào cũng vậy, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng không đứng ngoài những chuẩn mực của xã hội, càng không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật của nhà nước. Trước đây, Võ Ngọc Lục từng viết sst: "Nước Mỹ sau hơn một thế kỷ kể từ ngày lập quốc họ trở thành cường quốc thịnh vượng. Vì họ là nước Cơ Đốc giáo. Chúa chúc phước cho họ. Cũng vậy, Hàn Quốc họ trở nên thịnh vượng và văn minh sau mấy mươi năm từ khi họ trở thành quốc gia Cơ Đốc giáo. Vậy tại sao Việt Nam mỗi ngày một tồi tệ, trong khi cũng có hàng triệu Cơ Đốc nhân? Phải chăng họ không hành động và yêu thương đúng nghĩa?" (fb Vo Ngoc Luc đăng ngày 30/7); rồi Võ Ngọc lục tiếp tục gào thét là cần được bảo đảm quyền tự do hoạt động tôn giáo (mà thưc tế nhà nước ta chưa bao giờ tước đoạt cái quyền đó của công dân), và bây giờ  khi nhà nước hoàn thiện chủ trương, chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người (trong đó có các anh) bằng Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì Võ Ngọc Lục lại tỏ thái độ chống đối, kêu gọi bất tuân pháp luật. 

Võ Ngọc Lục đang thể hiện sự chống đối điên cuồng, tự ngửa mặt lên trời nhổ nước miếng, đang tự tát vào cái mặt của mình (vì cũng trên fb, anh ta nói "Mình là một công dân luân chấp hành pháp luật"); càng thể hiện Võ Ngọc Lục đang đi ngược lại lời Kinh thánh của Đạo tin lành: "Đối với chúng ta là những người Cơ Đốc, thì chúng ta là công dân của hai quốc gia. Công dân của quốc gia trên đất và công dân của quốc gia trên trời (Philíp.3:20)/Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng, tất cả nhà cầm quyền là do Đức Chúa Trời lập nên (Rôma.13:1)/Chúng ta cần phải Phục tùng nhà cầm quyền (Rôma.13:1; Tít.3:1; 1Phi.2:13)/Tôn trọng nhà cầm quyền (Rôma.13:7; 1Phi.2:17)/Ủng hộ nhà cầm quyền (Mathi.22:21; Mác.12:17; Luca.20:25; Rôma.13:6-7).
Ở nước Mỹ, nước tự xưng là tự do tôn giáo chuẩn mực thì sao?
Tại sao Mỹ, Hàn Quốc có đạo Cơ đôc giáo mà trở nên phát triển cường thịnh?! (như Võ Ngọc Lục tự cảm nhận). Xin thưa Võ Ngọc Lục là vì ở Mỹ hay Hàn Quốc không có những Cơ đốc nhân bất tuân lời chúa như Võ Ngọc Lục và một số kẻ lợi dụng Đạo Tin lành để chống phá đất nước. Còn Võ Ngọc Lục muốn so sánh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam với tự do tôn giáo ở Mỹ, để rộng đường thông tin, xin mượn lời của tác giả Đạo Việt (vitoquocvietnam.wordpress.com) tâm sự với Võ Ngọc Lục và những người đang lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước, làm bất ổn xã hội về một vài nét về tôn giáo ở Mỹ.
Thực tế ở Mỹ, tuy rằng luật pháp cũng có quy định một số điều liên quan đến vấn đề tôn giáo nhưng tự do tôn giáo ở Mỹ chỉ là sự tự do lựa chọn tôn giáo và tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo. Công dân Mỹ có thể tự do trong việc lựa chọn tôn giáo, nhưng họ lại ít có tự do trong việc từ bỏ tôn giáo. Thông thường, mỗi người dân Mỹ đều phải thuộc về một tôn giáo nào đó và tham gia một tổ chức tôn giáo nào đó. Trên thực tế những người không theo tôn giáo nào hay thậm chí có thái độ thờ ơ với tôn giáo, và hơn nữa là những người có quan điểm vô thần thường bị hạn chế về quyền lợi. Ở một số bang, sự hạn chế này còn được quy định bằng luật pháp của bang. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ như:
Theo Hiến pháp của bang New Hampshire được thông qua năm 1784, những người không phải là tín đồ Tin lành thì không thể được vào Hạ viện hoặc Thượng viện của bang này; Hiến pháp của bang Delaware được thông qua năm 1776 có điều khoản quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó người được bầu phải tuyên thệ rằng mình tin vào Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, con một của Người và Chúa Thánh thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh – Cựu ước và Tân ước (Điều khoản này được ghi trong Hiến pháp bang Delaware cho tới tận năm 1972); Hiến pháp bang North Carolina quy định rằng, nếu người nào phủ nhận sự tồn tại của Chúa, phủ nhận tính xác thực của Tin Lành giáo, tính thiêng liêng của Cựu ước và Tân ước hoặc theo tôn giáo không dung hợp với tự do và an ninh của bang thì sẽ không có quyền giữ các chức vụ. Còn ở bang Maryland người ta tỏ thái độ không thể dung thứ đối với những người không thuộc Giáo hội Kitô giáo và không tin vào những tín điều của Chúa Ba Ngôi; Hiến pháp bang Massachusetts được thông qua năm 1780 cũng quy định rằng, thống đốc, phó thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ trước khi nhậm chức phải kí một tuyên bố rằng họ theo Kitô giáo và tin tưởng một cách vững chắc vào tính xác thực của tôn giáo này.
Hay như mặc dù vẫn có khoảng 17% người dân Mỹ không theo một tôn giáo nào nhưng Chính phủ Mỹ vẫn bắt buộc họ phải sử dụng đồng Dollas có in dòng chữ “In God We Trust” (Chúng ta tin tưởng vào Chúa) và trong rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội người Mỹ bắt đầu bằng việc cầu kinh Thiên Chúa giáo; trong lễ nhậm chức, tân tổng thống Mỹ đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ… Hay việc thực tế công dân Mỹ có sự kỳ thị với người theo đạo Hồi, cho rằng đạo Hồi gắn với khủng bố. Những điều trên cho thấy chính nước Mỹ đang mất đi sự công bằng trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và chính vấn đề tôn giáo ở nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên những thứ đó lại được Mỹ cho là chuẩn mực để cho mình cái quyền được can thiệp, xem xét và đánh giá vấn đề tôn giáo ở một số nước. Đây là một việc hết sức phi lý và nực cười. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được luật pháp Việt Nam quy định là phù hợp với tâm nguyện của người dân, phù hợp với văn hóa, truyền thống cũng như lịch sử đất nước. Tâm nguyện ấy khác với tâm nguyện của người dân Mỹ, truyền thống văn hóa ấy đã có hàng ngàn năm nên nước Mỹ hãy xem lại chính bản than mình trước áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo” như nước Mỹ.
Xin kết lại bài viết này với trích dẫn lời của Richard Rorty, triết gia Mỹ nổi tiếng thế giới, nói về tôn giáo ở Mỹ, trong một cuộc tranh luận với triết gia Đức Jurgen Habermas - dù vẫn biết Võ Ngọc Lục sẽ không hiểu: "Nếu chủ nghĩa phát xít đến Hoa Kỳ, nó sẽ liên kết với sự cố chấp tôn giáo (của chính quyền Hoa Kỳ-Lê Minh). Tôi thú nhận rằng nếu phải đánh cược nước nào tới đây sẽ bị phát xít hóa, chắc tôi chọn Hoa Kỳ".

                                                                                                                                            Lê Minh