Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Vài điều cần nói về tôn giáo ở Mỹ với Võ Ngọc Lục



    Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 của Nhà nước ta ban hành, là bước tiến quan trọng về bảo đảm quền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, là điều kiện thuận lợi cho đồng bào có tín ngưỡng và đồng bào theo các tôn giáo được tự do thực hiện các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Song, trong thực tế, một số đối tượng cơ hội, bất mãn, phản động trong và ngoài nước lại cố tình bóp méo Luật Tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc cố tình hiểu sai một số điều trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp năm 2013 để thực hiện các hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống phá chính quyền, tuyên truyền xuyên tạc, chống phá chế độ, chống phá ĐCSVN; hoặc viện dẫn tình hình tự do tôn giáo của nước ngoài (như ở Mỹ và một số nước phương tây khác) để so sánh và đi đến kết luận kiểu "đổi trắng thay đen" bản chất tốt đẹp của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước đối với mọi người, thậm chí kêu gọi đồng bào theo tôn giáo không công nhận Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 như Võ Ngọc Lục ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, trên facebook Vo Ngoc Luc, y viết: "Mọi công dân, tín đồ các tôn giáo, chức sắc, chức việc và tổ chức tôn giáo đều có quyền nhân danh Hiến pháp và luật pháp Quốc tế vô hiệu và bất tuân một số điều trong Luật tín ngưỡng tôn giáo có nội dung vi hiến. Tôi hoan nghênh lập trường của Tổng Liên Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã biểu quyết thông qua vô hiệu và bất tuân một số điều luật vi hiến đó với tỉ lệ tán thành 100% trong Đại hội đồng TLH vừa qua".
Sau đó y lại tụ tập một số người mà y gọi là "con cái Chúa" về nhà của y để hoạt động tôn giáo (vào tối 29/8/2017), mà theo một số nguồn tin thì y tuyên tuyền nhiều nội dung mang tính chất chống phá, xuyên tạc. Khi lực lượng chức năng và một số đoàn thể vào làm việc thì y rống lên rằng: Y sẽ viết "Đơn tố cáo các anh lên Giám Đốc CA Tỉnh, Bộ CA, Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành VN, và truyền thông Quốc tế".


Thưa Võ Ngọc Lục! Không chỉ ở Việt Nam đâu, mà bất kỳ ở nước nào cũng vậy, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng không đứng ngoài những chuẩn mực của xã hội, càng không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật của nhà nước. Trước đây, Võ Ngọc Lục từng viết sst: "Nước Mỹ sau hơn một thế kỷ kể từ ngày lập quốc họ trở thành cường quốc thịnh vượng. Vì họ là nước Cơ Đốc giáo. Chúa chúc phước cho họ. Cũng vậy, Hàn Quốc họ trở nên thịnh vượng và văn minh sau mấy mươi năm từ khi họ trở thành quốc gia Cơ Đốc giáo. Vậy tại sao Việt Nam mỗi ngày một tồi tệ, trong khi cũng có hàng triệu Cơ Đốc nhân? Phải chăng họ không hành động và yêu thương đúng nghĩa?" (fb Vo Ngoc Luc đăng ngày 30/7); rồi Võ Ngọc lục tiếp tục gào thét là cần được bảo đảm quyền tự do hoạt động tôn giáo (mà thưc tế nhà nước ta chưa bao giờ tước đoạt cái quyền đó của công dân), và bây giờ  khi nhà nước hoàn thiện chủ trương, chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người (trong đó có các anh) bằng Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì Võ Ngọc Lục lại tỏ thái độ chống đối, kêu gọi bất tuân pháp luật. 

Võ Ngọc Lục đang thể hiện sự chống đối điên cuồng, tự ngửa mặt lên trời nhổ nước miếng, đang tự tát vào cái mặt của mình (vì cũng trên fb, anh ta nói "Mình là một công dân luân chấp hành pháp luật"); càng thể hiện Võ Ngọc Lục đang đi ngược lại lời Kinh thánh của Đạo tin lành: "Đối với chúng ta là những người Cơ Đốc, thì chúng ta là công dân của hai quốc gia. Công dân của quốc gia trên đất và công dân của quốc gia trên trời (Philíp.3:20)/Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng, tất cả nhà cầm quyền là do Đức Chúa Trời lập nên (Rôma.13:1)/Chúng ta cần phải Phục tùng nhà cầm quyền (Rôma.13:1; Tít.3:1; 1Phi.2:13)/Tôn trọng nhà cầm quyền (Rôma.13:7; 1Phi.2:17)/Ủng hộ nhà cầm quyền (Mathi.22:21; Mác.12:17; Luca.20:25; Rôma.13:6-7).
Ở nước Mỹ, nước tự xưng là tự do tôn giáo chuẩn mực thì sao?
Tại sao Mỹ, Hàn Quốc có đạo Cơ đôc giáo mà trở nên phát triển cường thịnh?! (như Võ Ngọc Lục tự cảm nhận). Xin thưa Võ Ngọc Lục là vì ở Mỹ hay Hàn Quốc không có những Cơ đốc nhân bất tuân lời chúa như Võ Ngọc Lục và một số kẻ lợi dụng Đạo Tin lành để chống phá đất nước. Còn Võ Ngọc Lục muốn so sánh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam với tự do tôn giáo ở Mỹ, để rộng đường thông tin, xin mượn lời của tác giả Đạo Việt (vitoquocvietnam.wordpress.com) tâm sự với Võ Ngọc Lục và những người đang lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước, làm bất ổn xã hội về một vài nét về tôn giáo ở Mỹ.
Thực tế ở Mỹ, tuy rằng luật pháp cũng có quy định một số điều liên quan đến vấn đề tôn giáo nhưng tự do tôn giáo ở Mỹ chỉ là sự tự do lựa chọn tôn giáo và tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo. Công dân Mỹ có thể tự do trong việc lựa chọn tôn giáo, nhưng họ lại ít có tự do trong việc từ bỏ tôn giáo. Thông thường, mỗi người dân Mỹ đều phải thuộc về một tôn giáo nào đó và tham gia một tổ chức tôn giáo nào đó. Trên thực tế những người không theo tôn giáo nào hay thậm chí có thái độ thờ ơ với tôn giáo, và hơn nữa là những người có quan điểm vô thần thường bị hạn chế về quyền lợi. Ở một số bang, sự hạn chế này còn được quy định bằng luật pháp của bang. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ như:
Theo Hiến pháp của bang New Hampshire được thông qua năm 1784, những người không phải là tín đồ Tin lành thì không thể được vào Hạ viện hoặc Thượng viện của bang này; Hiến pháp của bang Delaware được thông qua năm 1776 có điều khoản quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó người được bầu phải tuyên thệ rằng mình tin vào Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, con một của Người và Chúa Thánh thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh – Cựu ước và Tân ước (Điều khoản này được ghi trong Hiến pháp bang Delaware cho tới tận năm 1972); Hiến pháp bang North Carolina quy định rằng, nếu người nào phủ nhận sự tồn tại của Chúa, phủ nhận tính xác thực của Tin Lành giáo, tính thiêng liêng của Cựu ước và Tân ước hoặc theo tôn giáo không dung hợp với tự do và an ninh của bang thì sẽ không có quyền giữ các chức vụ. Còn ở bang Maryland người ta tỏ thái độ không thể dung thứ đối với những người không thuộc Giáo hội Kitô giáo và không tin vào những tín điều của Chúa Ba Ngôi; Hiến pháp bang Massachusetts được thông qua năm 1780 cũng quy định rằng, thống đốc, phó thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ trước khi nhậm chức phải kí một tuyên bố rằng họ theo Kitô giáo và tin tưởng một cách vững chắc vào tính xác thực của tôn giáo này.
Hay như mặc dù vẫn có khoảng 17% người dân Mỹ không theo một tôn giáo nào nhưng Chính phủ Mỹ vẫn bắt buộc họ phải sử dụng đồng Dollas có in dòng chữ “In God We Trust” (Chúng ta tin tưởng vào Chúa) và trong rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội người Mỹ bắt đầu bằng việc cầu kinh Thiên Chúa giáo; trong lễ nhậm chức, tân tổng thống Mỹ đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ… Hay việc thực tế công dân Mỹ có sự kỳ thị với người theo đạo Hồi, cho rằng đạo Hồi gắn với khủng bố. Những điều trên cho thấy chính nước Mỹ đang mất đi sự công bằng trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và chính vấn đề tôn giáo ở nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên những thứ đó lại được Mỹ cho là chuẩn mực để cho mình cái quyền được can thiệp, xem xét và đánh giá vấn đề tôn giáo ở một số nước. Đây là một việc hết sức phi lý và nực cười. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được luật pháp Việt Nam quy định là phù hợp với tâm nguyện của người dân, phù hợp với văn hóa, truyền thống cũng như lịch sử đất nước. Tâm nguyện ấy khác với tâm nguyện của người dân Mỹ, truyền thống văn hóa ấy đã có hàng ngàn năm nên nước Mỹ hãy xem lại chính bản than mình trước áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo” như nước Mỹ.
Xin kết lại bài viết này với trích dẫn lời của Richard Rorty, triết gia Mỹ nổi tiếng thế giới, nói về tôn giáo ở Mỹ, trong một cuộc tranh luận với triết gia Đức Jurgen Habermas - dù vẫn biết Võ Ngọc Lục sẽ không hiểu: "Nếu chủ nghĩa phát xít đến Hoa Kỳ, nó sẽ liên kết với sự cố chấp tôn giáo (của chính quyền Hoa Kỳ-Lê Minh). Tôi thú nhận rằng nếu phải đánh cược nước nào tới đây sẽ bị phát xít hóa, chắc tôi chọn Hoa Kỳ".

                                                                                                                                            Lê Minh

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

ĐẤU TRANH ĐÒI “TỰ DO”, "NHÂN QUYỀN" THEO HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG

     Các trò chơi thường là của số đông (ít nhất từ 2 người trở lên), nhiều người là “khán giả” cũng muốn tham gia vì thấy nó vui vui, bị kích thích bởi tính tò mò của bản thân và sự hấp dẫn của trò chơi dù không biết luật chơi, không biết cách chơi, thậm chí mù tịt về trò chơi. Đơn giản như chơi cờ tướng vậy, hai kỳ thủ thì suy nghĩ, tư duy với từng nước cờ phòng thủ, tấn công, nhưng nhiều người đi ngang qua bàn cờ, thấy hai kỳ thủ chơi cờ mặt đỏ gầm gừ nhau, một số người bên ngoài thì ồ à hò reo, thế là thấy vui, tò mò đứng lại xem, làm “khán giả”, dù đứng ngoài nhưng cũng hứng thú chỉ trỏ vài nước… dù bản thân còn a-ma-tơ về cờ tướng.

       Ở đời có cái lạ! Một sự việc diễn ra bởi một số người, một số người khác dù không hiểu, không biết bản chất sự việc như thế nào nhưng cũng hùa vào, bị lôi cuốn bởi đám đông và tham gia cho vui vậy, dù không biết hậu quả của nó sẽ đi về đâu. Cái thực trạng tìm “tự do”, “dân chủ”, rồi có những hành vi, lời nói xúc phạm nhà nước, chống phá chính quyền, gây mất ổn định xã hội của một số kẻ “a-ma-tơ” hiện nay cũng nằm trong xu thế hiệu ứng đám đông đó. Khi một số trang mạng phản động ở ngoài nước, “các tổ chức dân sự”, “hội”, “nhóm” tự xưng là đấu tranh cho “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do” đăng các bài viết chống phá thì những kẻ “a-ma-tơ” này lại tải, chia sẽ, bình luận cho có “phong trào”, cố “biến hình” thành các nhà yêu “dân chủ”, “tự do”, nhưng chính họ cũng không biết họ đang làm cái gì, được cái gì khi mà chính các thế lực phản động, các “nhà nhân quyền, dân chủ cuội” trong nước chẳng thèm quan tâm, không cần biết anh ta là ai, cũng chẳng một lời cảm ơn xã giao các “a-ma-tơ” vì đã post, share, comment, like bài của mình. Thật tội nghiệp và đáng thương, vì các anh chị “a-ma-tơ” này chỉ là hành động cảm tính theo hiệu ứng đám đông với bộ não bị ăn mòn hoặc là không não. Nếu các “nhà nhân quyền, dân chủ cuội” trong nước được các thế lực thù địch, phản động bên ngoài trả công và xem là lực lượng ngoại vi, là con rối trong vở kịch lớn thì các “a-ma-tơ” này được xem là những kẻ lang thang cơ nhở, thuộc dạng ăn cắp vặt đáng ghét.

        Trên địa bàn tỉnh Đắk lắk phải kể đến có Võ Ngọc Lục (fb Võ Ngọc Lục), Lê Thanh Tuấn (Fb Tuan Le Thanh), Lê Khánh Duy (Fb Lê khánh Duy - chồng của Huỳnh Thục Vy), Y Thoat (Fb Thoat bmt), fb Phan Xuân Lương…. là những “a-ma-tơ” chính hiệu kiểu này. Hoạt động quấy rối của các “a-ma-tơ” này thì rất đơn giản chứ không có lấy một chữ trong đầu để viết kiểu khoe chữ, lừa đồng bọn để kiếm tiền như Huỳnh Thục Vy hay có gan chí phèo tự vạch mặt ăn vạ, tự đấm vào mồm rồi xin đi tù để lấy le phản động như một số kẻ khác. Các “a-ma-tơ” này chỉ post các bài báo phản ánh đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của một số tờ báo trong nước lên fb của mình rồi kèm theo vài dòng sst bình luận đả phá chế độ, nhà nước, nói xấu lãnh đạo một cách vô thức, hoặc post các bài viết của một số kẻ phản động lên trang của mình; hoặc “ngồi buồn cắn móng tay, cắn xong rồi lại cắn móng chân”, cắn hết móng chân không biết làm gì nữa thì cũng có vài dòng sst nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền theo kiểu “tôi viết không biết vì sao tôi viết”.  

Phan Xuân Lương, một kẻ có thái độ bất mãn ở huyện Cư Mgar, Đắk Lắk tự hào vì nhận được quà là chiếc mũ có hình cách điệu “Con chim xanh” - biểu tượng biến tướng của tổ chức ngoại vi của Việt Tân.

fb Võ Ngọc Lục, một kẻ tâm thần, y suốt ngày chỉ post, share những bài viết của những kẻ phản động hoặc những bài báo mạng sau đó sst luận điệu chống phá của một kẻ không não.

 Fb Lê Khánh Duy (chồng của Huỳnh Thục Vy) là một “cuội” nhưng học đòi vợ về khoản chống phá nhưng theo kiểu kẻ cắp ngắn não, các sst của y chỉ là những lời chửi rủa vô học.

Lê Thanh Tuấn (fb Tuan Le Thanh) cũng là một kẻ óc không có chữ, chỉ biết chia sẽ các bài biết trên các trang fb của các đối tượng Việt Tân.

       Raph Waldo Emerson từng viết: “Khó khăn lớn nhất là con người thường không suy nghĩ thấu đáo về bản thân mình, khi thì không biết suy xét xem họ đang hy sinh cái gì, khi thì chạy theo số đông”. Còn tôi thì nghĩ rằng: những kẻ đang chạy theo đám đông để chống phá nhưng não ngắn thì đáng thương hơn đáng giận. Chính họ cũng không biết vì sao họ đáng thương nữa cơ mà.

                                                                                                                        Lê Minh

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Nơi nỗi đau ngừng lại

NƠI NỖI ĐAU NGỪNG LẠI

Đôi khi hạnh phúc là một con đường dài đằng đẵng với biết bao niềm đau bất tận. Cho tới khi ở thật gần và nhận ra rằng đó không phải là hạnh phúc thật sự mà là những nỗi đau đánh đổi, giành giật. Dường như chúng ta đã quên, quên mất rằng yêu thương một người phải bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào. Quên đi cả chính mình trong những tháng ngày đáng lẽ phải sống rất vui vẻ và hạnh phúc nhất trong cuộc đời này. Khi chúng ta vẫn còn có tuổi trẻ và hoài bão.
***
 noi-noi-dau-ngung-lai

Vô tình trong giấc mơ tôi được trở về quá khứ, nơi có những tháng ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình. Cái cảm giác thật mơ hồ nhưng những hạnh phúc và nỗi đau thì tôi biết nó không phải là ảo giác. Tuy ngắn ngủi nhưng thật sự tôi có cảm nhận trái tim mình vẫn có thể rung động cũng như đau nhói. Chợt nhận ra rằng nỗi nhớ là một cái gì đó thật rất xa xôi nhưng có những lúc lại gần gũi, thân thiết hơn cả hiện tại. Cái cảm giác những nỗi buồn, những hạnh phúc trong tôi vẫn còn, dù là ở nơi sâu thẳm nhất. Con người vốn chẳng quên được điều gì quan trọng trong quá khứ cả. Chỉ là tìm cách chấp nhận, đối xử với nó một cách công bằng và nhẹ nhàng hơn trước mà thôi.
Đi qua biết bao tháng năm tuổi trẻ tôi cũng đã học được nhiều điều. Có những điều mà tưởng chừng như đơn giản nhưng phải đánh đổi bằng biết bao đau khổ, cũng có những điều vốn chẳng là gì lớn lao nhưng lại trở nên quá xa vời. Cảm nhận được những thứ đó tôi cũng đã chẳng còn mấy thời gian để biết thêm những điều còn bỏ dở. Có lẽ cuộc đời thật quá mong manh và ngắn ngủi nếu cứ dành cho những thứ mà chính bản thân còn không dám chắc rằng nó có thể xảy ra hay không. Liệu đó có phải là thứ gì đó chân thành và cao cả giữa cuộc đời vốn chẳng có điều gì là mãi mãi!
Mỗi ngày cứ thế qua đi. Sáng trưa chiều tối nhìn quanh một mình, một mình giữa những thói quen. Đó là một cuộc sống mà tôi vốn chẳng hề mong muốn, thật sự nó rất đáng sợ- đáng sợ tới mức mà chính bản thân tôi cũng không dám thay đổi. Vì khi đã quen thuộc với cô đơn thì con người lại cảm thấy sợ, sợ bước ra khỏi quá khứ, sợ phải đối mặt với những nỗi đau giống như trước. Có lẽ rằng khi càng trưởng thành con người càng trở nên hèn nhát và yếu đuối hơn. Chỉ cần vượt qua khỏi cái ranh giới đó thôi chúng ta sẽ có một hiện tại thanh thản và một tương lai rộng lớn ở phía trước. Dù biết thế nhưng bước qua những thứ đã làm cho bản thân tổn thương vốn không phải là điều đơn giản. Thực sự là trên đời này chẳng có ai có thể làm tổn thương bản thân mình nếu bạn không cho phép người đó làm điều ấy. Cũng giống như người ta thấy vui vì đùa cợt với tình cảm hay khi lừa dối được người khác. Những người mà mình là dối được chỉ có những người đã đặt sự tin tưởng vào mình mà thôi. Họ xứng đáng được đối xử tốt hơn như vậy rất nhiều.
Mỗi một bước chân tiến về phía trước, mỗi khi đau khổ càng khiến cho mỗi chúng ta dần không còn tin tưởng thêm vào điều gì nữa. Không dám tin, không dám bắt đầu dù biết rằng đã đến một lúc những nỗi đau bấy lâu nay đã quá đủ. Ngày mai sẽ chẳng có gì thay đổi nếu cứ mãi ôm khư khư những nỗi nhớ thương chồng chất trong quá khứ. Và rồi nếu chẳng thay đổi gì thì ngày hôm qua với ngày hôm nay có gì là khác nhau? Chẳng có gì cả, có chăng niềm tin mỗi ngày một bé dần đi mà thôi. Tôi vẫn thấy buồn khi nghĩ rằng mình có đủ dũng cảm để bước tiếp đi nếu "chân" đã từng bị gẫy. Tôi có thể cảm nhận được mình là gánh nặng cho người khác trong những khi đau ốm đến bất chợt. Thật sự đó mới là những phút giây buồn nhất trong cuộc đời mình khi phải dựa vào ai đó và nhận ra chẳng có một điểm tựa dù là nhỏ bé. Cái cảm giác ốm đau bệnh tật vốn chẳng thấm vào đâu khi nhận ra sự thật là mình chỉ có thể bước đi một mình, dù là "chân" có bị gẫy đi nữa thì phải buộc thật chặt và chịu đau để bước tiếp. Có lẽ cuộc sống là như vậy. Khi không thể tiếp tục sống và mơ ước thì dù "chân" có lành đi nữa thì có khác nào đã bị phế!
Mạnh mẽ vốn không phải là thứ sinh ra đã tồn tại trong mỗi người. Con người sẽ không biết mình mạnh mẽ tới mức nào nếu như họ không nhận ra rằng có những lúc thứ duy nhất chúng ta có thể làm là mạnh mẽ. Cố gắng thật nhiều để sống với chính bản thân mình quả thật là rất khó, còn tồn tại vốn chỉ là điều hiển nhiên. Còn sống còn mơ ước, còn có thể tự mình làm mọi thứ thì có lẽ đó là điều hạnh phúc mà tôi chẳng còn dám mong mỏi gì hơn. Con người thật sự sẽ chết khi nào? Khi họ nhắm mắt xuôi tay, khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng bên chiếc quan tài bé nhỏ mà người mua biết, người dùng không biết nó ra sao, nó như thế nào. Con người sẽ chết thật sự khi họ không còn hiện hữu trong tâm trí của một ai nữa, đó là khi họ bị lãng quên trong cuộc đời này như những giọt sương mỏng manh. Vì vậy nếu còn sống thì hãy sống sao cho đừng bị lãng quên trong cuộc đời. Suốt cả mấy ngàn năm trong đời này đã có biết bao người đã mãi mãi ra đi, nhưng cũng có những người luôn sống mãi trong lịch sử, trong trái tim của nhân loại.
Cũng đã đến lúc. Đến lúc mà những nỗi đau đã làm tổn thương bản thân sẽ phải dừng lại, không phải vì quá đau khổ, quá buồn mà phải tan biến. Chúng sẽ phải biến mất khi bản thân đã cố gắng chấp nhận và thấu hiểu nó. Nơi những nỗi đau sẽ trở thành sức mạnh để con người có thể sống trọn vẹn hơn những thứ thuộc về hiện tại, thuộc về bản thân. Ai rồi cũng sẽ đau khổ, ai rồi cũng có lúc bị người khác làm tổn thương vì đó là cuộc sống, là số phận. Nếu điều đó không thể nào lựa chon được thì chí ít cũng phải dành cho ai đó mà mình yêu quý, dành cho những người xứng đáng. Để rồi một mai, vào phút giây thời gian ngừng lại mãi mãi ta cũng có thể nở nụ cười viên mãn rằng mình đã nhận lấy những nỗi đau cho một người xứng đáng, một người đã khiến cho cuộc đời ta trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều.
...Ở nơi xa xôi ấy khi những nỗi đau của chúng ta dừng lại, không biết có phải là vì hạnh phúc hay vì quá khổ đau. Nhưng mọi chuyện đều sẽ phải ổn hơn trước, nếu không vì mình thì đó cũng là dành cho một người khác. Khi một ai đó phải hi sinh và chịu đựng những nỗi đau, thì tôi nghĩ rằng đó là vì họ đã sẵn sàng cho ước mong của mình sẽ trở thành hiện thực của người khác. Những nỗi đau bình dị không bao giờ được biết tới...
Nguyễn Ích Hoàn

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

SỰ BẾ TẮC CỦA HUỲNH THỤC VY

Một cá nhân không quyết định nên sự thành công của tập thể, của xã hội, nhưng những thành công lớn lao của tập thể, của xã hội hay của đất nước đều có sự đóng góp tích cực từ mỗi cá nhân. Lẽ ở đời, nếu cá nhân không đóng góp được gì cho xã hội thì đừng biến mình thành “con sâu làm rầu nồi canh”. Mỗi cá nhân muốn đóng góp cho xã hội hoặc không muốn biến bản thân mình thành “con sâu làm rầu nồi canh” thì mỗi cá nhân phải tự nhận biết được mình đang ở đâu, đứng ở vị trí nào trong lòng xã hội, trong cộng đồng. Thật sự không dễ dàng để biết được, muốn biết được vị trí của mình thì phải có bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hoá thực sự. Nếu không có bản lĩnh, không có văn hoá thì dễ lầm tưởng sức mạnh của mình, mơ hồ, ảo tưởng về vai trò của mình với xã hội, dẫn đến sai lầm trong hành động và bế tắc trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi.
Huỳnh Thục Vy đang được các "nhà dân chủ” lợi dụng, tung hô, thậm chí kích động làm “anh hùng bàn phím” phục vụ mục đích cho các nhóm phản động bên ngoài. Tiện thể “mượn gió bẻ măng”, Vy cố tình hùa theo để có được cuộc sống sung túc hơn như chính Vy “tự thú” trên fb của mình là “Báo Trẻ bên Texas và báo Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết, viết đơn giản thôi. Nếu mình viết theo kiểu mì ăn liền thì mình đủ sống sung túc… ” hoặc như Vy cũng “tự thú” trên blog của mình là “may áo dài, áo khoác có in cờ vàng ba sọc đỏ là để bán kiếm lợi nhuận và đạt được mục tiêu của người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự”. Tôi không bàn về việc Vy kiếm tiền bằng hình thức nào, thủ đoạn nào, mà tôi muốn nhắn gửi với Huỳnh Thục Vy mấy lời về cái cách viết và ý nghĩ của Vy trong mỗi bài viết.
Tư tưởng cá nhân, cách luận giải vấn đề, những chính kiến của Huỳnh Thục Vy trong mỗi bài viết chẳng có gì mới, chỉ xoay quanh những vấn đề “nhân quyền”, “tung hô cờ vàng”, “vuốt đuôi tàn dư VNCH”, “đả phá đảng cộng sản Việt Nam”, “bôi nhọ, nói xấu công an địa phương ĐakLak”…. tất cả những bài viết vừa qua của Huỳnh Thục Vy đăng trên blog hay fb đều thể hiện sự bế tắc, mơ hồ trong suy nghĩ, ai đọc bài viết của Vy cũng đều cảm nhận được sự giãy dụa vô vọng của một nhà nhân quyền giả tạo, thể hiện sự bị kích động tư tưởng chống đối do nhận thức chưa tới, thiếu hiểu biết thực tiễn, người đọc cũng nhận ra được mục đích cá nhân sâu xa bên trong mỗi bài viết hay của hệ thống các bài viết mà Vy hướng đến.
Kết quả hình ảnh cho tản mạn về cờ đỏ
Huỳnh Thục Vy đang bế tắc, giãy dụa và tự đày đoạ mình (Ảnh: FB Huỳnh Thục Vy)
Sau bài “Tản mạn về cờ vàng” đăng trên blog bị nhiều đọc giả bóc mẻ, chỉ ra sự mơ hồ, ảo tưởng của Vy, bị “đám cờ vàng” quay lưng, Vy không đạt được mục đích (bán được nhiều áo có in cờ vàng ba sọc đỏ để kiếm tiền) thì gần đây Vy viết bài “Tản mạn về cờ đỏ” đăng trên fb cá nhân, vẫn ý nghĩ xưa cũ là nói xấu chế độ, nói xấu đảng cộng sản và thể hiện sự tuyệt vọng vào con đường "đấu tranh cho nhân quyền, tự do" mà bản thân Vy đã lựa chọn.
Bài viết “Tản mạn về cờ đỏ” đã “tự thú” sự nhận thức chưa tới và thiếu hiểu biết thực sự về bản chất sự việc của Vy. Bài viết có đoạn:Cờ đỏ với mọi ý nghĩa của nó, là một vật biểu trưng cho chủ nghĩa cộng sản, cái chủ nghĩa đối nghịch với triết thuyết tự do mà tôi luôn theo đuổi (libertarianism). Nếu không tin, quý vị hãy cứ vào mạng mà tìm hiểu về các biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản sẽ rõ. Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng vô sản, ngôi sao vàng tượng trưng cho tinh thần năm châu đại đồng”. Ai cũng biết, cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của đất nước Việt Nam, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, chứ không phải là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản như Vy viết. Dù cố tình đánh đồng lá cờ đỏ sao vàng với cờ đỏ búa liềm hoặc Vy thực sự không biết thì đều chứng minh là cái viết vội để khoe chữ, cái nhận thức mơ hồ của Vy, cũng thể hiện sự bế tắc, giãy dụa của Huỳnh Thục Vy.
Cũng trong bài viết trên có đoạn: “Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền này, không biểu tượng nào nhiều ý nghĩa, đáng biểu dương và được đồng thuận lớn như biểu tượng Nhân quyền "Con chim xanh". Thì ra là thế. Khi mục đích ca ngợi cờ vàng, muốn lấy cờ vàng thay cờ đỏ để mong “đám cờ vàng” hải ngoại ủng hộ không đạt được thì muốn thay cờ đỏ bằng biểu tượng “Con chim xanh”. Chắc chắn mục đích này sẽ thất bại đau đớn hơn vì mấy lẽ: (1) biểu tượng “con chim xanh” về danh nghĩa là “Quyền con người” từng được trao giải thưởng và được các tổ chức nhân quyền quốc tế chọn làm biểu tượng, chỉ đơn giản hoạt động về quyền con người chứ không phải là một quốc gia mà có thể lấy biểu tượng của nó để kêu gọi sự đồng thuận thay thế cho một quốc kỳ nhất định như mong muốn của Huỳnh Thục Vy. Nếu những cái tổ chức nhân quyền ấy mà tốt đẹp thì các nước phương tây đã sử dụng biểu tượng “con chim xanh” giăng đầy đường phố của họ thay cho quốc kỳ của nước họ từ lâu rồi!!!; (2) ở Việt Nam mấy tổ chức mang danh “xã hội dân sự độc lập”, đấu tranh “nhân quyền” là tay sai của tổ chức phản động Việt Tân, trong đó có “Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam” của Huỳnh Thục Vy và Trần Thị Nga (một thành viên của đảng Việt Tân) - đã biến tấu biểu tượng con chim xanh, thêm vào quanh biểu tượng những câu từ mang tính kích động để hoạt động chống phá đất nước, gây mất ổn định xã hội thì đã bị nhiều người tẩy chay, nhận diện mất rồi; (3) cái gọi là đấu tranh cho nhân quyền của Vy thực chất cũng phục vụ mục đích kiếm tiền của Vy (kêu gọi góp tiền ủng hộ quỹ) cùng một số đối tượng khác. Trong thực tế “con chim xanh” của “Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam” đã bị Vy và đồng bọn xâu xé, nướng chín, chia chác từ lâu rồi (http://www.giolanh.org/2015/12/hoi-phu-nu-nhan-quyen-hoi-phu-nu-tien.html)(4) nhiều “nhà dân chủ” đã nhận thấy tổ chức “Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam” mà Vy quảng bá (cho Việt Tân) không đủ khả năng tạo hiệu ứng giúp Vy có chỗ đứng trong “làng dân chủ nội”, tạo đà xin tỵ nạn ra nước ngoài như mong muốn của Vy, vì thực tế không đơn giản như vậy, bài học thì Vy có được từ cô em Huỳnh Khánh Vy vào những năm trước (http://www.giolanh.org/2015/10/chuyen-chi-em-huynh-thuc-vy.html); (5) bài viết cũng là lời “tự thú” cay đắng của Huỳnh Thục Vy về những “nhà dân chủ nội” đang đấu đá, cắn xé lẫn nhau, làm cho Huỳnh Thục Vy cảm thấy chán nản, bế tắc như Vy kết thúc bài viết: “Mọi sai lầm trong công việc đều sửa được. Nhưng khi ta sai lầm làm tổn thương người đồng đội, làm họ nhụt chí hoặc nghiêm trọng hơn là đánh mất họ ra khỏi hàng ngũ, thì thật khó để vãn hồi”.
Lời thú nhận bị quay lưng của chị em Huỳnh Thục Vy

“Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy hai cha con tự đày đoạ mình” là tiêu đề bài viết đăng trên blog của Đông La (http://donglasg.blogspot.com/2012/07/huynh-ngoc-tuan-huynh-thuc-vy-hai-cha.html). Đúng như vậy, Huỳnh Thục Vy đang tự đày đoạ mình vì Huỳnh Thục Vy đang giãy dụa trong vô vọng, trong ảo tưởng, bế tắc trong nhận thức và tâm lý. Làm người ai cũng có ước mơ, ai cũng có lựa chọn con đường riêng của mình nhưng không thể đi ra ngoài xu thế và quy luật của xã hội, dù đó là sự nghiệp của cá nhân hay con đường đấu tranh chính trị như cái gọi là “triết thuyết tự do” của Huỳnh Thực Vy hay những nhà tự phong “đấu tranh dân chủ” đang làm hiện nay. Huỳnh Thục Vy đã lựa chọn sai đường thì bế tắc, giãy dụa và đang tự đày đoạ mình là đương nhiên.
                                                                                                     Lê Minh