Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

XÉT LẠI LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG


HÌNH NHƯ NÓ HAO HAO ĐẾN GIỐNG NHAU!

Lê Thanh Minh - Một lĩnh vực nào đó, nếu không được dư luận quan tâm, hoặc dần bị lãng quên, lĩnh vực đó sẽ chết dần, người làm nghề liên quan đến lĩnh vực đó cũng nghèo đi, thậm chí không có nổi danh gì.
Trong một thời gian dài, vấn đề lịch sử, học sử ít được quan tâm, từ gia đình, đến nhà trường và xã hội. Diễn đàn về lịch sử chỉ dành riêng cho các nhà nghiên cứu lịch sử, các sư sư, sĩ sĩ chuyên ngành lịch sử. Và có một quy luật trong đời sống của "xã hội thông tin" là, một vấn đề nào đó ít được quan tâm nhưng nếu tạo ra sự “khác biệt”, thậm chí ngược đời thì sẽ gây được sự chú ý của dư luận. Vấn đề lịch sử cũng không ngoại lệ.
Một số sư sư, sĩ sĩ nghiên cứu lịch sử vận dụng rất sáng tạo quy luật, xu thế này. Trời đang yên bổng nổi giông. Bắt đầu từ việc xét lại thân thế, sự nghiệp các anh hùng dân tộc, dư luận vẫn chưa nổi sóng, bổng có một cơn giông tố đỉnh cao là “bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền” ra đời. Đây được xem là sự khác biệt ngược đời - có thể gọi là dị biệt, lập tức làm dư luận nổi sóng cuồng phong, xuất hiện nhiều luồng ý kiến, làm cho các trang thông tin điện tử, mạng xã hội vui nhộn cả lên. Tôi xin tổng hợp tình hình cho mọi người dễ hình dung nhé:
1. Các sư sư, sĩ sĩ nghề sử viết bộ sách Lịch sử Việt Nam, gồm 15 tập đã quyết định không viết vào bộ sử chữ “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Để chuẩn bị cho bộ sử phát hành, các vị ấy thông qua truyền thông thông báo vấn đề bỏ chữ nguỵ, thay vào đó là tên gọi chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn. Và giải thích với các lý do cơ bản như sau: Vì hoà hợp hoà giải dân tộc; Vì hợp với xu thế viết sử của thế giới hiện đại; vì lịch sử phải nhìn nhận công bằng, khách quan; vì đối ngoại, hội nhập của đất nước; Vì viết sử phải vượt ra khỏi ý thức hệ; Vì sẽ đòi lại được Hoàng Sa; Vì VNCH là một chính thể đã từng tồn tại trên đất nước ta, nó có quốc gia, có đất nước; Vì cách gọi nguỵ quân, nguỵ quyền là miệt thị;…
Chính việc làm bất nghĩa, phi khoa học, phi lịch sử này của các sư sư, sĩ sĩ lật sử đã bị rất đông đảo những người yêu nước chân chính lên tiếng phản đối, thành phần gồm nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, cựu chiến binh, cán bộ, chiến sỹ của Quân đội, thanh niên, giáo viên, sinh viên, nông dân, công nhân, kể cả người làm nghề xe ôm… Họ đã có rất nhiều bài viết phản biện, đấu tranh, phê phán với việc xét lại lịch sử của đất nước, phản biện trực tiếp với từng lý do của các sư sư, sĩ sĩ lật sử kia. Và, các sư sư, sĩ sĩ kia im lặng. Tại sao họ im lặng thì bà con cũng đã biết phần nào lý do.
2. Từ khi cái “dị biệt” trong sử học này xuất hiện, thì cũng xuất hiện 2 dòng dư luận cực kỳ sôi nổi, làm cho lĩnh vực lịch sử, vốn đã nguội lạnh bổng nhiên nóng râm ran cả lên.
- Nhóm thứ nhất: Nhiều tên nguỵ quân, nguỵ quyền (cả trong và ngoài nước), nhiều trang mạng xã hội, kênh truyền thông của các tổ chức phản động (ở ngoài nước) lên tiếng hoan ngênh, vui mừng, thậm chí có những hành động quảng bá tiếp sức cho việc bỏ tên gọi nguỵ quân, nguỵ quyền. Tại sao nhóm người này thể hiện thái độ hoan nghênh, tiếp sức cho việc lật sử thì bà con ta đều biết rõ, nhưng tựu chung lại, như bọn phản động ngoài nước tuyên bố: “VNCH trở lại”.
- Nhóm thứ hai: Một số người (chỉ một số thôi nhé) lên tiếng ủng hộ bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền trong bộ sử và trong cách gọi thường ngày của nhân dân về VNCH. Nói rõ là nhóm người này ủng hộ việc làm bất chính các sư sư, sĩ sĩ bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền. Lý do mà nhóm người này đưa ra là các lý do của các sư sư, sĩ sĩ kia. Họ tuyệt nhiên họ không có chính kiến riêng để bảo vệ cho việc bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền. Cũng có một vài người đưa ra luận chứng nhưng thực chất những luận chứng bảo vệ đó lại giống với luận điệu của bọn phản động, khi bị phản biện lại thì họ bế tắc và im lặng. Cũng đúng thôi, vì ủng hộ cái sai thì lấy đâu ra chân lý để bảo vệ cái sai chứ.
Viết đến đây, tôi thấy thế này: Các sư sư, sĩ sĩ kia nhận thấy, hai nhóm này xuất hiện đã vô tình (và có thể là hữu ý) hao hao giống nhau về cách thức, phương pháp tiếp cận, ý tứ, lý lẽ và cũng  giống luôn cái lý do của các sư sư, sĩ sĩ đưa ra để cổ suý cho việc bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền. Vì vậy tôi mới đặt tiêu đề bài viết là “HÌNH NHƯ NÓ HAO HAO ĐẾN GIỐNG NHAU!”. Còn vì sao họ giống nhau? Có giống nhau về mục đích không thì tôi chưa dám lạm bàn, mời bà con cho ý kiến.






Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

ĐẤU TRANH VỚI ÂM MƯU CHIA RẼ, KÍCH ĐỘNG CHIẾN TRANH, XÉT LẠI LỊCH SỬ


CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU LỢI DỤNG BIỂN ĐẢO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC

LÊ THANH MINH
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch, bọn chống cộng cực đoan, một số đối tượng nguỵ quân, nguỵ quyền, bọn phản động Việt Tân và tay chân của chúng ở trong nước đang ra sức chống phá sự ổn định của đất nước bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhưng tinh vi nhất vẫn là lợi dụng vấn đề biển đảo, lợi dụng tinh thần yêu nước của nhân dân để xuyên tạc, kích động mâu thuẫn, chia rẽ mối quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, nhất là giữa Việt Nam với Trung Quốc. Những hành động, giọng điệu như tên nguỵ già Nguyễn Phương Hùng ở hải ngoại đang lợi dụng bộ sử để chia rẽ mối quan hệ VN -TQ, chia rẽ nội bộ Quân đội ta một cách thâm độc (mời xem clip); hoặc như cái âm mưu bỏ chữ nguỵ để đòi lại Hoàng Sa của một số vị sửu gia; hoặc kích động đi với nước này, nước kia để chống lại Trung Quốc, lấy lại biển đảo; hoặc như phong trào NoU, mặc áo phản đối đường lưỡi bò đang rầm rộ trở lại với sự hậu thuẫn của bọn phản động Việt Tân; một số kẻ thì lên facebook để tuyên truyền về hình ảnh biển đảo, cố tình tạo cớ cho các phần tử cực đoan bình luận, xuyên tạc…. chỉ là yêu nước giả hiệu mà thôi, là hành động ấu trĩ, làm phương hại đến lợi ích của đất nước.





Trong lịch sử quan hệ của hai nước Việt Nam - Trung Quốc, cả mấy nghìn năm tồn tại bên nhau, mỗi nước đều có cách riêng trên con đường phát triển đất nước mình. Trung Quốc luôn muốn trở thành người lãnh đạo khu vực, bắt các nước khác bên cạnh mình, trong đó có Việt Nam lệ thuộc vào họ, họ dùng mọi thủ đoạn, gây chiến và xâm lược để áp đặt ý ch. Ngược lại, Việt Nam là một nước nhỏ, nhưng không bao giờ chịu khuất phục, có những giai đoạn cả trăm năm, nghìn năm phải nếm mật nằm gai, tủi hổ, mất độc lập dưới ách độ hộ của Trung Quốc, nhưng với ý chí độc lập, tự chủ, nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu, đánh bại quân xâm lược để giải phóng giang sơn, giữ độc lập cương thổ, làm chủ vận mệnh của mình. Lịch sử đã chứng minh: Chưa bao giờ Việt Nam sợ Trung Quốc. Nghìn năm trước cũng thế, bây giờ cũng thế và tương lai cũng thế.

Nhìn vào chiều sâu của mối quan hệ hai nước, dù chiến tranh giữa hai nước không ít, nhưng hoà bình, ổn định giữa hai nước vẫn là điều quý báu mà nhân dân hai nước mong muốn, gìn giữ. Vì chiến tranh là chia cắt, là máu, là nước mắt, là chết chóc. Điều này chẳng ai muốn.

Hiện tại, Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của VN là một thực tế. Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa là không cần bàn cãi. Việc đấu tranh lấy lại cương thổ, biển đảo của Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng phải làm cho bằng được của mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Quan trọng nhất là không được đánh mất ý chí, tình thần đó. Còn trong hiện tại, phải nhìn nhận sự thật, từ thế, lực, điều kiện, môi trường, để thực thi từng sách lược, chiến lược, tuyệt đối không nóng vội, không cả giận mất khôn, thậm chí mất cả chì lẫn chài. Lịch sử cũng chứng minh: Cùng với sức mạnh của cả dân tộc, thì biết chờ đợi thời cơ, tận dụng thời cơ để đấu tranh dành độc lập, lấy lại cương thổ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã trở thành một thứ nghệ thuật giữ nước đỉnh cao.

Vì vậy, những âm mưu, hành động kích động chia rẽ mối quan hệ Việt Nam - Trung quốc, thậm chí kích động chiến tranh giữa hai nước hiện nay là một hành động thâm độc, bỉ ổi, họ không vì quyền lợi của dân tộc, không nghĩ đến sự ổn định của quốc gia, không may may nghĩ đến tính mạng của mỗi người dân Việt Nam, chỉ có lợi cho các thế lực thù địch mà thôi. Vì trong hiện tại, chỉ cần hai nước mâu thuẫn, có xung đột là Việt Nam đã nằm trong cái bẩy của Trung Quốc. Vì lịch sử cũng đã chứng minh: Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam ổn định, thống nhất, họ chỉ muốn Việt Nam bị chia cắt, có như thế Trung Quốc mới chi phối được Việt Nam.

Tạo ra đối đầu, thậm chí thổi bùng ngọn lửa chiến tranh là không khó. Nhưng chưa phải tình thế bất đắc dĩ thì chiến tranh là hạ sách. Lịch sử thế giới đang chứng minh: Chẳng nước nào thích bạo lực, ủng hộ quốc gia khác tiến hành chiến tranh cả. Khi nước Anh và Argentia tranh chấp biển đảo thì thế giới ủng hộ nước nào? Triều Tiên có được bao nhiêu nước ủng hộ khi giương cao tính hiếu chiến, bạo lực? Thế giới làm gì cho Ucraina khi nước này gây chiến với Nga? Cái giá phải trả của Ucraina là gì? Rồi hãy nhìn vào Iraq, Lybi, Sirya...? Tất cả những nước này cuối cùng chẳng được gì cả, cái giá phải trả là quá lớn. Việt Nam chúng ta không thể đi vào con đường này được.

Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Dân tộc Việt Nam đã đi qua rất nhiều cuộc binh đạo, khói lửa để giữ nước, để giải phóng dân tộc, để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Giữ nước không chỉ bằng chiến tranh. Chúng ta cũng không sợ chiến tranh nhưng chúng ta cũng yêu chuộng và tôn trọng hoà bình. Việc phải làm hiện nay là Nhân dân Việt Nam tin tưởng và thực hiện đường lối, sách lược, chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã xác định và đang thực thi, đây là điều kiện tiên quyết thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nếu yêu nước chân chính thì hãy hiến kế cho Đảng, Nhà nước, chứ đừng bày trò kích động chia rẽ, xuyên tạc, kích động chiến tranh, cổ suý xét lại lịch sử. Nếu yêu nước thì sẵn sàng hiến dâng cả ý chí, tinh thần, tính mạng của mình đi. Bởi chiến tranh xẩy ra, cả dân tộc này sẽ đứng lên, toàn dân là chiến sỹ, thiếu nhi cũng trở thành dũng sỹ, các chị, các mẹ cũng chẳng tiếc máu xương.










Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

CỔ SUÝ BỎ CHỮ NGUỴ VÌ HOÀ HỢP DÂN TỘC LÀ NGUỴ BIỆN


MUỐN HOÀ HỢP DÂN TỘC, ÍT NHẤT CẦN CÓ BẢN LĨNH!
Lê Thanh Minh
Bản lĩnh là gì nhỉ? Là biết và dám chấp nhận cái sai (do mình gây ra) để không phạm phải sai lầm một lần nữa. Dám lấy bài học sai lầm của mình trong quá khứ để soi sáng cho con đường mình đang đi về phía trước.
Bọn chống cộng cực đoan, tàn dư nguỵ quân, nguỵ quyền trong và ngoài nước đang ra sức xuyên tạc Nghị quyết 36, xuyên tạc chủ trương hoà hợp dân tộc của Đảng, Nhà ước Việt Nam, và kêu gào rằng “Tại sao không hoà hợp dân tộc để kiến tạo hoà bình cho dân tộc”?
Thực tế đã rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đâu có chống lại điều đó, mà còn làm rất nhiều việc để khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, mở rộng cánh cửa đón kiều bào ở hải ngoại về nước. Trong mấy chục năm qua, đã có rất nhiều việt kiều ở hải ngoại về nước, Và khi họ về nước, hãy hỏi họ xem có ai, dù là cán bộ Đảng, Nhà nước và người dân chúng tôi gọi họ là nguỵ không?
Thế nhưng chính một số kẻ cực đoan, tàn dư nguỵ quân, nguỵ quyền đang cố đào bới quá khứ, đòi thay đổi, xét lại lịch sử, khơi dậy hận thù, chia rẽ dân tộc, thậm chí lợi dụng sự hoà hợp dân tộc để kích động sự hận thù dân tộc. Bên cạnh đó, một số nhà sử học lại cổ suý bỏ chữ nguỵ vì sự nghiệp hoà hợp dân tộc, vì hợp lòng dân, vì thống nhất nhân tâm. Đây là lối nguỵ biện xảo trá, vô tâm. Hễ còn sự xảo trá, nguỵ biện cho việc hoà hợp thì làm sao mà bắt tay nhau kiến tạo hoà bình được đây?
Nếu không có ngày hôm qua thì không có ngày hôm nay và cũng chẳng có ngày mai. Chủ thể nào đứng ở hiện tại cũng không thể chối bỏ quá khứ, càng không thể thay đổi quá khứ. Mỹ và VNCH đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam thì phải chấp nhận thất bại, đã phạm sai lầm thì phải dám công nhận sai lầm của mình. Điều này nhiều người Mỹ đã đủ bản lĩnh để làm được sao nhiều kẻ tàn dư, hậu bối của nguỵ quân, nguỵ quyền VNCH không làm được? Thật ra, vì các người không có bản lĩnh nhận sai lầm của mình trong quá khứ. Mà đã không dám nhận những sai lầm của mình trong quá khứ thì tại sao phải gào thét đòi hoà hợp dân tộc?
Thôi đừng gào nữa, vì có hoà hợp xong thì các người lại bước đi trên vết xe đổ đầy máu, nước mắt mà các người đã tạo ra trong quá khứ mà thôi. Lại tiếp tục đu càng, tiếp tục vong nô, và tiếp tục gào thét....Thôi đừng gào thét nữa, vì các người không có bản lĩnh!
Những ai kêu gọi bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền trong Bộ sử bỏ chữ nguỵ để hướng đến hoà hợp dân tộc là nguỵ biện, xảo trá!







Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

TÂM THẾ CHƠI VƠI CỦA ÂM MƯU XÉT LẠI LỊCH SỬ


LÊ THANH MINH
Ngày 16/5/2017, trên facebook của anh Nguyễn Thiện Phúc đăng bài viết có tự đề: MỘT PHÁT BIỂU THỂ HIỆN TƯ DUY VÔ CÙNG... NGU HỌC HAY ĐÓ LÀ MỘT ÂM MƯU? Mở đầu bài viết, anh Phúc đã trích đăng lời phát biểu của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, như sau:
“... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”. - Hết trích.

Đọc cái phát biểu này của ông Nhã mà tôi nghẹn cả lời, chỉ thấy buồn cười đến rơi lệ. Tâm khảm tôi có cảm giác đăng đắng, nuối tiếc khi hiểu rằng, cái phát biểu trên của vị tiến sỹ sử học biểu lộ sự chơi vơi trong tư tưởng, cũng thể hiện sự chơi vơi của âm mưu xét lịch lịch sử của mấy ông bấy lâu nay. Cái phát biểu tưởng chừng rất trách nhiệm nhưng lại ẩn chứa nhiều điều khó nói, có sự nuối tiếc, có sự oán trách…
Tôi xin thưa với ông Nhã rằng:
1. Tôi đã từng nhận định “điểm tựa” của các nhà lật sử rằng: Để xét lại, lật đổ một vấn đề thuộc về lịch sử, giai đoạn lịch sử của đất nước, các nhà lật sử cần có một hoặc nhiều hơn một điểm tựa để dựa vào. Điểm tựa của họ có thể là lợi ích, vì lợi ích mà họ nhìn thấy có thể thu về hoặc đã được hưởng từ kẻ chiến bại, và họ phải dành “tình yêu” đối với lịch sử của kẻ chiến bại, buộc họ phải lật đổ lịch sử của chúng ta để nâng tầm cho lịch sử của kẻ chiến bại. Tôi BUỒN CƯỜI đến rơi lệ vì cái nhận định này của tôi đã đúng thì phải. Ông và một số nhà lịch sử như ông dường như đang dành tình yêu quá lớn cho nguỵ quân, nguỵ quyền VHCH (lời phát biểu của ông đã chứng minh điều đó).
2. Tôi BUỒN CƯỜI đến rơi lệ vì thấy trong lời phát biểu này, ông khen nền giáo dục và nền kinh tế miền Nam dưới chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền (giọng này giống những kẻ đang chống phá đất nước khi gào thét, tô vẽ cái đẹp của nền giáo dục và kinh tế của VNCH). Đúng ra ông phải biết và thật ra ông biết, nền giáo dục dưới chế độ VNCH ấy chỉ giành cho một số ít người dân đô thị miền Nam, bọn quý tộc nguỵ quân, nguỵ quyền được hưởng theo “lợi nhuận” cho việc bán nước, tay sai, hại dân mà Mỹ trả công đấy. Chứ ở nông thôn, người nghèo khổ được hưởng chăng? Ông hãy đọc lời nhận định của ông Bùi Tường Huân, Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục của nền giáo dục nguỵ quyền VNCH nhé: “Tình trạng giáo dục quả thật là bi đát! Không có chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm vá víu, cơ sở thiếu thốn…/ Thêm vào đó, thái độ tắc trách, buông xuôi của một số giáo chức, lòng nghi ngờ thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh/ Đấy chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công”.
Còn nền kinh tế miền Nam dưới thời VNCH ư? Đó là nền kinh tế sống nhờ vào đô la của Mỹ và viện trợ từ các đồng minh Mỹ đổ vào xâm lược miền Nam, nuôi béo bọn bán nước đấy thưa ông.
Lời phát biểu của ông đang xúc phạm đến thành quả của nền giáo dục và nền kinh tế của nước nhà hiện nay. Thưa ông Nhã, ông nên nhớ: Một nền giáo dục đi từ con số 0 tròn trĩnh, khi tiếng i-tờ vang lên dưới bom đạn của Mỹ, giở trang sách dưới ánh đèn dầu trong hầm trú ẩn, thầy và học trò ngồi trong lớp học “bình dân học vụ” mà đầu vẫn phải đội mũ rơm chống mảnh đạn… một nền giáo dục mà lớp lớp thầy - cô giáo, học sinh đã phải gác bút, cầm súng đánh đuổi quân xâm lược và tay sai nguỵ quân, nguỵ quyền để giữ nước, giữ giống nòi, để rồi sau chiến tranh giải phóng, nền giáo dục ấy lại vừa hành cái việc dạy, việc học, vừa tham gia kiến thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, và đến hôm nay, dù còn nhiều thiếu sót, lỗ hổng, bất cập nhưng nền giáo dục ấy cũng đã có rất nhiều thành tựu, được thế giới ghi nhận.
3. Ông nói rằng “giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm”. Ông nguỵ biện. Nếu họ không bị ảnh hưởng về chính trị hay quan điểm thế tại sao họ không viết sử lột tả chính xác tội ác của Mỹ, nguỵ cho nhân dân và đời sau đọc đi. Thậy ra ý này của ông là muốn tự do học thuật trong viết sử, không bị rảng buộc, ảnh hưởng từ chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý của Nhà nước chứ gì? Để các ông thích viết gì thì viết, thích lật sử thì lật hả?
4. Còn nữa, lời phát biểu của ông: “Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển” là có ý gì đây?
 Tôi đã từng rất yêu quý ông, khâm phục tấm lòng yêu nước, vì biển đảo của Tổ quốc, nhưng hơn một lần tôi bức xúc vì cái tư tưởng chơi vơi của ông, tôi nói thẳng để các ông nghĩ lại, nói cho đúng, làm cho đúng, làm gương cho thế hệ trẻ chúng tôi.
Làm người, làm nghề, trong đời ai chẳng một lần chơi vơi, nhưng nếu không biết định tâm, vượt khó để vững vàng sống và làm việc thì sự chơi vơi sẽ là khởi đầu cho chặng đường trượt ngã. Có lẽ nào?!!!!


Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

BÁC HỒ KÍNH YÊU MÃI LÀ NIỀM TIN VÀ LẼ SỐNG


KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(19/5/1890 - 19/5/2018)

BÁC HỒ KÍNH YÊU MÃI LÀ NIỀM TIN VÀ LẼ SỐNG

LÊ THANH MINH - Cứ mỗi độ đất nước vào hạ, chúng ta lại bồi hồi xúc động tưởng nhớ về Bác, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, nghĩa tình của những người con đất Việt đối với Bác.
Lần tìm lại những trang viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, ta không khỏi thán phục trước tâm hồn của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Bởi lòng yêu thương quý trọng con người của Bác không chỉ giới hạn ở một lớp người cụ thể, một dân tộc cụ thể, một đất nước cụ thể, mà tình yêu thương bao la của Người là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta.
Bác Hồ! cả cuộc đời, từ thuở ấu thơ đến những ngày cuối cùng của đời mình vẫn đơn sơ, mộc mạc, giản dị, thanh cao đến lạ lùng, trong sáng đến vô ngần. Một con người từ thuở nhỏ cũng như bao trẻ em khác, đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quần áo mới để mặc tết; mồ côi mẹ từ thuở lên 9, lên 10, phải chịu bao vất vả, gian truân, “đã bế em trèo trẹo bên hông đi xin sữa cho em sau ngày mẹ qua đời”, vất vả là thế, thiệt thòi là thế, nhưng khi lớn lên, Người không đi tìm cái giàu sang để bù đắp cho tuổi nhỏ của mình, mà cái Người đi tìm lại là hạnh phúc của đồng bào mình, đi tìm cái chìa khoá để mở gông cùm cho những người bị áp bức, bóc lột. Tình yêu thương con người của Bác mãi là niềm tin, là lẽ sống của dân tộc và thời đại.
Tình yêu thương bao la của Bác trước hết là dành cho đồng bào mình. Dù là ở cương vị nào, đi đến đâu Bác cũng quan tâm, yêu thương quý trọng nhân dân, kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, dân công, thương người nông dân vất vả một nắng, hai sương. Người luôn cảm thông, chia sẽ nỗi đau của mọi người, mọi nhà và dành tình cảm cho mọi lớp người.
Vì tình yêu thương con người mà Bác đã dành gần nửa cuộc đời mình bôn ba nơi xứ người, trải qua bao đắng cay, vất vả để tìm được con đường cứu nước, cứu dân, cứu những con người bị thực dân chà đạp, áp bức. Và khi thấy được con đường ấy, Bác đã khóc, Bác khóc không phải vì những vất vả, gian lao được trả công, đền đáp. Bác khóc vì một lẽ là Bác hạnh phúc, cũng không phải vì hạnh phúc của Bác, mà là hạnh phúc của đồng bào: “Ôi đồng bào bị đoạ đày đau khổ/hạnh phúc là đây, cơm áo đây rồi”.
Vì tấm lòng yêu nước, thương dân ấy mà cả cuộc đời Bác đã tận hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho dân, cho nước; cả cuộc đời Bác chưa một lần nghĩ cho riêng mình, mà nếu có mưu cầu hạnh phúc riêng thì đó cũng chỉ là “độc lập cho dân tộc”, “cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân”. Bâng khuâng và day dứt, bùi ngùi và xót xa như hoà quyện trong ta khi đọc lại những dòng Di chúc của Người, sâu nặng tình non nước, nghĩa đồng bào: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Có lẽ trên thế giới này, ít ở đâu như Việt Nam, lãnh tụ của Đảng được cả dân tộc tôn vinh là lãnh tụ của dân tộc mình, và cũng chưa có ở đâu, cái tên Hồ Chí Minh được từng lớp người trìu mến gọi là Cha, là Bác, là Anh! Một tấm lụa Người dành cho cụ già khi mừng thọ; Một hộp kẹo chia cho các cháu trong ngày tết Thiếu nhi; Một hộp sữa Người tặng cho các bà mẹ mới sinh... Gần gũi mà thiêng liêng, bình dị mà cao đẹp biết nhường nào! Có phải chăng vì tình cảm mênh mông ấy Bác đã dành trọn cho chúng ta, nên chị thanh niên xung phong nơi tuyến lửa vẫn vững vàng mở đường thông xe trong mưa bom, bão đạn; anh “Bộ đội cụ Hồ” dũng cảm băng rừng, vượt suối "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" "Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào". Có phải chăng vì tình cảm mênh mông ấy Bác mà toàn thể đồng bào, triệu người như một “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” đứng bên Người, đi theo Người để cứu nước, xây dựng tương lai.
Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là rất rộng lớn và không có biên giới. Người lo cho dân tộc và nhân dân của mình, và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh, quan tâm đến giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đang bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: "Họ là thân thích ruột già, công nông thế giới đều là anh em".
Ở Hồ Chí Minh - một con người lời nói luôn đi đôi với hành động, tư tưởng, đạo đức và phương pháp thực hành được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để trở thành nhân cách, phong cách sống, phong cách ứng xử hàng ngày của Người, trở thành hành động thực tiễn, cụ thể mà thiết thực. Trong mỗi cử chỉ, việc làm của Bác dù nhỏ nhất cũng là cả một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Lãnh tụ mà tắm cho các cháu nhỏ như người cha, người ông hết mực ân cần; Lãnh tụ mà xắn quần trèo đèo, lội suối với bộ đội, đêm đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội. Lãnh tụ đi tát nước chống hạn với dân để hiểu về đời sống của nhân dân còn lao khổ, bữa cơm chưa no, manh áo chưa lành. Lãnh tụ mà trong bữa ăn luôn chú ý không để rơi một hạt cơm bởi Bác nghĩ đến công sức của người làm ra hạt gạo... Bác đã từng nói: khi chúng ta bưng bát cơm lên ăn, hãy nghĩ đến những người còn đói khổ”. 
Tình yêu thương con người là tình yêu bắt nguồn từ trái tim. Mà tình yêu bắt nguồn từ trái tim thì bao giờ cũng rất đẹp. Với cuộc đời mỗi người, học Bác và làm theo Bác về tình yêu thương con người thì không bao giờ muộn, không bao giờ là vô nghĩa. Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng xã hội mới, xây dựng con người mới, xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", để hoàn thành sự nghiệp mà Bác đã chọn và để lại cho chúng ta. Khi cả dân tộc đang phấn đấu cho mục cao cả đó, thì ở đâu đó vẫn còn những hành vi, việc làm thiếu nhân văn, đạo đức, ứng xử giữ người với người đi ngược lại đạo lý, sống thờ ơ, vô cảm với nhân dân, với đồng loại, với chính người thân của mình. Những tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường có cơ hội trỗi dậy và nó luôn là mảnh đất dung dưỡng cho các thói hư tật xấu, cho chủ nghĩa cá nhân, nên đâu còn đức hy sinh, lòng thương người và cũng từ đó đẻ ra hàng loạt những mánh khoé, thủ đoạn. Tình yêu thương con người bị thay thế bằng tình say đắm quyền lực, con người bị mê hoặc bởi tài sản vật chất. Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân đã làm phai nhạt thuần phong mĩ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tội lỗi cũng bắt đầu từ đó: con cái bạc đãi cha mẹ già, chồng đánh vợ, học trò đánh thầy cô, trong trước cuộc có xu hướng lối ứng xử nhân văn được thay bằng giải pháp bạo lực. Chỉ vì một ánh mắt nhìn cũng đánh nhau, chỉ vì một cái quẹt xe trên đường cũng gây ra đổ máu; chỉ vì không có tiền để thoả mãn những dục vọng tầm thường - phải đi cướp, thậm chí tược đoạt đi sinh mạng của người khác. Khi những sự việc đó xảy ra, thật đáng buồn, một số người lại thản nhiên quy video clip, livestream rồi post lên internet, các trang mạng xã hội. Và đáng buồn hơn nữa là những hình ảnh đó trên mạng lại nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ của ít giới trẻ với những lời bình luận thản nhiên như “cũng bình thường thôi”, “lần sau cứ thế mà phát huy”, “hoành tráng lắm”.v.v..
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, nhất là về tình yêu thương con người có lẽ không cao xa, không trừu tượng, mà chính là hoàn thiện bản thân mình, làm cho tình yêu thương con người phải luôn hiện hữu trong tâm hồn của mỗi chúng ta, bằng những việc làm thiết thực nhất, cụ thể nhất trong giao tiếp, ứng xử chân thành, tôn trọng, yêu thương, chia sẽ với người thân, gia đình, bạn bè và cao hơn là với chính nhân dân.
Bác Hồ sống, làm việc với triết lý nhân sinh: "Nghĩ cho cùng... mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức". Triết lý ấy cũng là đạo lý, là nhân cách của  Người. Bác là một con người nhưng Bác cũng là dân tộc, Bác cũng là thời đại, tình yêu thương con người chính là lẽ sống của dân tộc và nhân loại. Học và làm theo Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người phải tự giác, chủ động, sáng tạo, biến nó thành nhu cầu tự thân, như như cơm ăn, nước uống hàng ngày để hình thành nên phong cách ứng xử nhân văn, nghĩa tình, làm cho phong cách ấy trở thành biểu tượng phong cách của dân tộc Việt Nam./.











Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

THÂN GỬI CÔ GIÁO (FB) HƯƠNG GIANG ĐOÀN!


Lê Thanh Minh

Gần đây khi dư luận lên án một số giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử khi họ cổ suý cho việc bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền thì trên mạng xã hội xuất hiện một số nick fb là nữ, rất nhiệt thành với lịch sử dân tộc. Rất đáng quý. Tôi ấn tượng với nick fb HƯƠNG GIANG ĐOÀN. Tôi ấn tượng về nick này khi chính cô và bạn bè của cô giới thiệu cô là giáo viên ở Huế, càng ấn tượng hơn khi lướt phần giới thiệu của trang fb thì thấy cô từng học lịch sử khoa học tại Đại học Huế. Một “ấn tượng ngược” của tôi về cô là hình như, tư tưởng của cô có vấn đề, nó tương liên với tư tưởng của một số kẻ giả danh yêu nước hiện nay như Nguyễn Phương Hùng (nguyên là một tên nguỵ), Đỗ Hữu Hằng ở Thanh Hoá (nick fb Xuan Nghia Le), Tạ Bình, Vũ Đình Khánh ở Hà Nội (nick fb Vu Khanh Dinh), Phạm Xuân ở Buôn Ma Thuột (nick Y Xuân Mlô)… đang cổ suy bỏ chữ nguỵ.



Tại sao tôi nói tư tưởng của cô tương liên với tư tưởng những nick kia? Tất nhiên có lý do. Đó là, cả cô và các nick kia đều tập trung đánh phá, công kích vào cựu chiến binh, tướng lĩnh, cán bộ quân đội (đã nghỉ hưu và đang công tác) - Những người chống xuyên tạc lịch sử, trực tiếp lên án việc bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền. Cái khác nhau ở đây là cô Hương Giang Đoàn là “cô giáo”, nên thủ đoạn thâm độc hơn những tên ma cô kia. Khi cô giáo này lại che đậy âm mưu, tư tưởng của mình bằng lớp vỏ nguỵ trang ngôn ngữ và thái độ giả tạo, nữa vời, rất khó nhận ra.
Ngày 10/4/2018, trên trang fb Hương Giang Đoàn đã đăng bài viết như một tâm thư gửi Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn. Gọi là tâm thư nhưng rất xảo quyệt. Cố giáo đã nêu lên tài liệu lịch sử của Cục Tuyên huấn có dùng từ chính quyền SG, và khẳng định đích danh do Trung tướng Tuấn chịu trách nhiệm. Rồi (bài viết trên) nêu đích danh Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện có phát biểu trong Hội đồng thẩm định về khẳng định giá trị bộ sử 15 tập… , từ đó có ý ngầm phê phán và giửi thông điệp ngầm cho người đọc phê phán Trung tướng Tuấn hoe kiểu “tiền hậu bất nhất”, qua đó hạ thấp uy tín của cán bộ quân đội.

Rất may, chính tôi có theo dõi vấn đề này thời gian qua và biết rõ: Thứ nhất, việc tài liệu lịch sử của Cục Tuyên huấn có đoạn nêu quân đội VNCH, Chính quyền Sài gòn thì Trung tướng Tuấn đã có lần lên giải thích ngữ cảnh, đặc biệt, có đoạn khẳng định: Cuốn Lịch sử Cục Tuyên huấn cơ bản đều dùng cụm từ nguỵ quân, nguỵ quyền. Còn có đoạn vẫn dùng từ Chính quyền Sài Gòn là do soát chữa kỹ, đây là khuyết điểm của Bộ phận biên tập và Trung tướng cũng lên tiếng chịu trách nhiệm và thông báo cho bà con biết là đã rút kinh nghiệm với Cục Tuyên huấn để sửa chữa tài liệu. Thứ hai, vừa qua, trên fb của bác Tuấn đã có thông báo lời của Thiếu tướng Diện rằng, Cuốn tạp chí nghiên cứu lịch sử trích đăng ý kiến của ông về quan điểm của Cục Tuyên huấn tại buổi thẩm định (như đã đăng) là không đúng sự thật, Cục Tuyên huấn vẫn giữ nguyên quan điểm trong bộ sử không được bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền. Cục Tuyên huấn đã có kiến nghị với Ban Tuyên giáo TW.
Thế đã rõ ràng chưa hả cô Hương Giang Đoàn? Hay cô cố tình như không biết 2 chi tiết này, rồi giả câm, giả điếc để đạt mục đích của mình? Mục đích của cô là gì ư? Đoạn tiếp theo trong bài viết trên, cô đã viết: Trong khi trên diễn dàn các trang mạng, các đồng chí lại có ý kiến trái chiều, đả kích nhau (hình minh họa số 10), tạo nên những thông tin không tốt, dễ gây ngộ nhận cho quần chúng, và là cơ sở để các thành phần cơ hội, chống đối Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an... gây chia rẽ nội bộ...”.  Đọc đoạn này, nếu ai mơ hồ thì cho rằng cô viết hay, nhưng với tôi thì cô thâm độc. Cô nói các đồng chí đả kích nhau, và cô đưa một cái hình có comment của Trung tướng Tuấn ra làm tang vật, nhưng thực chất trong commen đó chẳng có gì đả kích cả. Cô phải hiểu rằng, sau khi bọn Nguyễn Phương Hùng, Lê Xuân Nghĩa, Vũ Đình Khánh, Tạ Bình công khai cuốn tạp chí nghiên cứu lịch sử có đăng ý kiến thẩm định bộ sử, thì cũng chính bọn này dấy lên phong trào đả kích, xuyên tạc, chống phá vào vai trò của Quân đội trong lịch sử, trực tiếp là đả kích, nói xấu chính Trung tướng Tuấn, ông Nguyên Hà, ông Trần Hải Yến và các bác cựu chiến binh. Có phải cô biết điều đó, nhưng cô “mượn gió thổi lá rụng”, bài viết cô đăng công khai trên fb cũng với mục đích này (chứ không phải việc làm  ý nhị của người Huế), nó đã khơi lên một dòng đả kích vào chính cán bộ quân đội đấy. Và chính cô đã dùng kế “dấu trời qua biển” để đẩy mạnh mục đích chia rẽ nội bộ quân đội, hạ thấp uy tín củ cán bộ quân đội, chia rẽ giữa quân đội với các tổ chức khác. Tôi nói có cơ sở đấy. Nếu không tin cô hãy đọc tiếp đoạn sau đây.
Cô là một giáo viên, từng học và nghiên cứu lịch sử, thế nhưng cô không có quan điểm lịch sử cụ thể, không có được tư duy, trách nhiệm của người giáo viên. Cô đăng các vấn đề lên mạng xã hội nhưng lại chơi kiểu nữa vời, tạo hoài nghi cho dư luận. Tại sao cô không tranh luận trực tiếp về việc có nên hay không nên bỏ chữ nguỵ? Tại sao cô đăng comment lập luận cho việc gọi tên chính quyền VNCH nhưng lại cố tình nói rằng “sau này Việt Nam ta lập chính quyền Hun-sen (Campuchia)” (?), rồi cô lại dẫn dắt dư luận bằng câu lấp lửng: Quan trọng hiện nay ý Đảng nhưng còn lòng dân…dân có theo ý Đảng không? Hoặc như khi cô chia sẻ bài “1954 - 1975 Quốc tế đã công nhận Việt Nam có hai nhà nước như thế nào” lên trang fb của mình thì cô chỉ lấp lửng một câu rằng “Thông tin này có thật khách quan không. Hay chỉ để tham khảo?”. Ô hay, cô yêu lịch sử, cô yêu đất nước, cô hiểu giá trị của lịch sử và trách nhiệm của mình vậy tại sao cô lại hành động thiếu tính ý nhị, dịu dàng nhưng chính trực của con gái Huế thế. Quan điểm của cô đâu? Ý thức dân tộc, trách nhiệm đâu? Trình độ phản biện trước cái không đúng của cô đâu? Hay cô không phải là cô giáo? Không phải là người từng học lịch sử? Không phải là con gái Huế mà cô chỉ là người theo đuôi bọn xuyên tạc lịch sử? Cô đang muốn biến mình thành kẻ đốt đền lịch sử?
Xin ý kiến của mọi người!








Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

CHỐNG XÉT LẠI LỊCH SỬ KHI ĐÒI BỎ CHỮ NGUỴ QUÂN, NGUỴ QUYỀN TRONG LỊCH SỬ


ĐIỂM TỰA VÀ XÉT LẠI LỊCH SỬ
Lê Minh
ĐIỂM TỰA ở đây nói đến chổ dựa cho hành động. Hành động của cá nhân và hành động của một nhóm người hay tổ chức, thậm chí của một quốc gia. Hành động có thể đúng hoặc không đứng, thậm chí phi nghĩa, trái đạo nghĩa, trái lương tâm. ĐIỂM TỰA có thể là vật chất, có thể là tinh thần; có điểm tựa vô hình và có điểm tựa hữu hình.
ArchimèdeArchimède đã có một câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả Trái Đất lên". Chiếu theo theo câu nói này, hay theo nguyên lý đòn bẩy, bất kỳ vật nào đã được lật, nhấc lên, thay đổi vị trí ban đầu là vì đã có một điểm tựa làm cơ sở.

Lịch sử của dân tộc chúng ta cũng có sức nặng tựa trái đất, về cơ bản, không thể lật đổ. Thế nhưng hiện nay lịch sử đang bị xét lại, nâng lên, lật nhào. Vậy điểm tựa để xét lại được lịch sử từ đâu? Là cái gì?

XÉT LẠI LỊCH SỬ VÀ ĐIỂM TỰA CỦA CÁC NHÀ LẬT SỬ
Để xét lại, lật đổ một vấn đề thuộc về lịch sử, giai đoạn lịch sử của đất nước, các nhà lật sử cần có một hoặc nhiều hơn một điểm tựa để dựa vào. Điểm tựa của họ có thể là lợi ích, vì lợi ích mà họ nhìn thấy có thể thu về hoặc đã được hưởng từ kẻ chiến bại, và họ phải dành “tình yêu” đối với lịch sử của kẻ chiến bại, buộc họ phải lật đổ lịch sử của chúng ta để nâng tầm cho lịch sử của kẻ chiến bại. Điểm tựa đó có thể được tạo nên bởi một thế lực là đối trọng, là phản động của chế độ, muốn lật đổ chế độ của chúng ta, các nhà lật sử dựa vào thế lực đó (cả vật chất và phi vật chất) để công kích, xét lại tính chính nghĩa của lịch sử dân tộc ta, chế độ ta. Điểm tựa đó, có thể xuất phát từ quan điểm đổi mới cách nhìn về lịch sử của họ và sự tương liên về tư tưởng của các quan chức với những nhà lật sử, nên họ lôi kéo cả quan chức, nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà viết sử khác về phía họ để tạo nên một trọng lực cực lớn đặt lên đòn bẩy nâng bổng, hất văng giá trị, sự thật lịch sử đã được viết nên bằng máu, tính mạng của hàng triệu đồng bào, chiến sỹ. Điểm tựa đó, có thể là những người quan chức bị thoái hoá, biến chất (giống như họ) làm điểm tựa cho họ để cùng công kích vào chính lịch sử chính nghĩa của dân tộc. Điểm tựa có thể là cái danh (mác) của tổ chức, của cá nhân (như cái viện mang mác hàn lâm, do Nhà nước thành lập) để phục vụ ý đồ của một nhóm người muốn xét lại lịch sử, cổ suý bỏ chữ nguỵ quân, nguỵ quyền của thây ma VNCH….
Còn cái cái giọng điệu nhân danh hoà hợp, nhân danh lòng người, nhân danh chủ quyền biển đảo, nhân danh tính khách quan của lịch sử, nhân danh ngoại giao, nhân danh xu thế thời đại của nghề viết sử... chỉ là lớp vỏ bọc che đậy, lấp liếm cái điểm tựa sần sùi, xấu xí cho hành động đòn bẩy bất nghĩa, bất chính của họ mà họ không thể để lộ ra bên ngoài.

CHỐNG XÉT LẠI LỊCH SỬ VÀ ĐIỂM TỰA CỦA CHÚNG TA?
Giá trị của quá khứ, của lịch sử là điểm tựa vững chắc cho hiện tại vững chãi, đĩnh đạc bước vào tương lai. Nhưng chính những nhà lật sử đang đặt mìn cho nổ tung cái điểm tựa đó của chúng ta. Chúng ta buộc phải đấu tranh với chính bọn xét lại lịch sử để bảo vệ điểm tựa của mình. Và trên cán cân đòn bẩy, một bên là các nhà lật sử, một bên là chúng ta, vậy điểm tựa của chúng ta sẽ là gì? Như Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục Trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nói: “Chính nghĩa, lẽ phải đứng về chúng ta”. Đúng. CHÍNH NGHĨA, LẼ PHẢI và SỰ THẬT LỊCH SỬ là điểm tựa vững chắc của chúng ta. Chỉ cần chúng ta kiên trì, kiên quyết, kiên định và kiên tâm, giữ vững ngọn lửa đấu tranh, đấu tranh đến cùng, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ được lịch sử, bảo vệ được những trang sử được viết nên bằng máu, tính mạng của anh hùng, liệt sỹ, của đồng bào, chiến sỹ.
!!!!!!