CHÚNG TA ĐÃ BỊ "GẠC MA - VÒNG TRONG BẤT TỬ" VÀ "NHỊP CẦU HOÀNG SA" DẮT MŨI RỒI
Nước cờ cao tay của những kẻ muốn phục dựng cờ vàng
1. "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" là cuốn sách viết về sự kiện Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma năm 1988, Cuốn sách - như các nhà làm ra cuốn sách này nói, là viết ra sự thật lịch sử bị bỏ quên nhiều năm, là món quà tri ân 64 liệt sỹ Gạc Ma, cuốn sách góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, quýêt tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Nhưng chính cuốn sách này lại thấp thoáng bóng dáng lính ngụy ngụy VNCH chết năm 1974 tại Hoàng Sa, tôi đã chỉ ra từ bài trước "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ VÌ ĐÂU NÊN NỖI GIAN TRUÂN VÌ CUỐN SÁCH LÀ SỰ DỐI TRÁ VÀ LỊCH SỬ ĐÃ BỊ LỢI DỤNG" (mời đọc tại đây https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=183447239186280&id=100025630155266).
2. Tại sao tôi nói cuốn "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" mang bóng dáng ước muốn tri ân lính ngụy VNCH chết ở Hoàng Sa 1974? Bởi vì xuất phát từ Tổ chức "NHỊP CẦU HOÀNG SA" ẩn nấp phía sau và cả trong trang sách của cuốn sách.
Hình ảnh Trương Huy San cùng các gia đình thânh nhân lịnh ngụy VNCH chết tại Hoàng Sa 1974 được đăng trong trang 393 của cuốn sách GM- VTBT là tấm hình chụp lưa niệm của Những người lập ra Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa tổ chức cho thân nhân liệt sỹ, ccb Gạc Ma 1988 gặp mặt gia đình lính ngụy chết ở Hoàng Sa 1974, tổ chức tại Dinh Độc lập vào ngày 9/01/2017 (tấm hình được vòng tròn màu vàng). Vậy sự kiên gặp mặt này liên quan gì đến cuốn sách "GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ" mà lại được xuất hiện trong cuốn sách? Với một doanh nghiệp như Nguyễn Văn Phước thì có phải vô tư cho tấm ảnh này cùng 4 tấm hình khác liên quan đến chiến sỹ trận vong và đồng bào tử nạn vào trong sách? Chỉ có thể là, tên Phước muốn nhắm đến khách hàng là ngụy quân, ngụy quỳên ở hải ngoại và trong nước hoặc Tổ chức nhịp cầu Hoàng Sa - Tổ chức ra đời vì muốn ghi công VNCH đứng sau cuốn sách. Có lẽ cả hai lý do, và lý do thứ hai chiếm ở phần lớn. Vì thành phần nòng cốt của Nhịp Cầu Hoàng Sa là ông DƯƠNG TRUNG QUỐC lại là chủ biên "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" (ông DTQ luôn xuất hiện ở các sự kiện lớn của NHỊP CẦU HOÀNG SA - Tấm hình đánh dáu màu đỏ) và chính Trương Huy San - Đầu sỏ của Nhịp cầu Hoàng Sa cũng xuất hiên trong sách.
3. Hãy xem những người nòng cốt của Nhịp Cầu Hoàng sa là những ai nhé:
Đây là trang chủ Nhịp cầu Hoàng Sa viết: "Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cùng các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thái, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thắng, Tạ Hinh, Lê Hải, Xô Viết Nguyễn… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.
Các nhà văn tích cực ủng hộ Nhịp cầu Hoàng sa gồm: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều, Võ Trọng Tạo, đặc biệt có nhà văn NGUYỄN DUY kẻ đã sỹ nhục nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị điên (Hình dưới)
=> Đấy, toàn bọn xét lại lịch sử, muốn dựng cờ vàng. Hỏi chúng có thò tay vào GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" không? Ai trả lời rằng ko? Và ai tin?
4. NHỊP CẦU HOÀNG SA và tên Trương Huy San đã gọi những người chết ở Hoàng Sa 1974 là "hy sinh", là "những người lính quả cảm", là "Anh linh của những thế hệ cha anh vệ quốc vong thân", là "anh hùng Hoàng Sa"... (hai tấm 9+10).
Như vậy, chúng muốn vinh danh lính ngụy VNCH nhưng ko dám rầm rộ, nó cần đến một nhịp cầu để chính danh bước ra ánh sáng, ko có gì có thể tốt hơn GẠC MA - VÒNG TRÒN BÂT TỬ, vì ở nhịp cầu này cho phép chúng đánh đồng sự hy sinh của 64 liệt sỹ Gạc Ma với cái chết của 74 lính ngụy ở Hoàng Sa, vì kẻ gây ra tội ác chiếm đảo là một - TRUNG QUỐC.
»»»MỘT NƯỚC CỜ CAO TAY NHẰM PHỤC DỰNG VNCH đã dắt mũi được nhiều người.
»»»Cuốn GẠC MA - VÒNG TRÒN BÂT TỬ không thể không bị thu hồi, càng sớm càng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào bạn! Nếu bạn quan tâm vấn đề nêu ra, hãy để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn dù đồng thuận hay không cũng sẽ góp phần cho trang này ngày được hoàn thiện hơn