Bài 4, ÔNG NGUYỄN MẠNH HÀ MUỐN VINH DANH VNCH BẰNG LÝ LẼ NGỤY BIỆN, XẢO TRÁ
Lê Thanh Minh
Ở đời đúng là chữ “ngờ” là chữ khó đoán định
nhất! Ai ngờ rằng ông phó giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Hà trong buổi nói chuyện với truyền thông khi giới
thiệu về bộ quốc sử lại có tư tưởng vinh danh chế độ ngụy quân, ngụy quyền mạnh
mẽ đến thế? Nghe ông ấy thuyết giảng (trong đoạn clip) về cái gọi thành tựu
giáo dục, nền kinh tế xã hội dưới bàn tay của ngụy quân, ngụy quyền VNCH và còn đưa ra cái luận điệu ngây ngô: “Nếu không thừa nhận các chính thể trước đó thì sẽ không thể chứng
minh được “sự thụ đắc liên tục” trong vấn đề tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa. Ví dụ, năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo
Đại đã tuyên bố trước Hội nghị Liên hợp quốc về biển tại San Franscisco về chủ
quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu không thừa nhận
chính quyền Bảo Đại như một thực thể lịch sử thì sẽ bị trống một khoảng về “sự
thụ đắc liên tục” của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa”, mà Lão nông tôi cứ nghĩ là mình đang mơ ngủ, sống nhầm
thời đại, sống lộn chế độ cơ!
Bài
này xin thưa với ông Nguyễn Mạnh Hà 2 vấn đề:
1. Rất buồn cười vì trong lời phát biểu này, ông khen nền giáo
dục và nền kinh tế miền Nam dưới chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền (giọng này giống
những kẻ đang chống phá đất nước khi gào thét, tô vẽ cái đẹp của nền giáo dục
và kinh tế của VNCH, cũng giống cái giọng của ông Nguyễn Nhã trước đây quá cơ).
Đúng ra ông phải biết và thật ra ông biết, nền
giáo dục dưới chế độ VNCH ấy chỉ giành cho một số ít người dân đô thị miền Nam,
bọn quý tộc nguỵ quân, nguỵ quyền được hưởng theo “lợi nhuận” cho việc bán
nước, tay sai, hại dân mà Mỹ trả công đấy. Chứ ở nông thôn, người nghèo khổ
được hưởng chăng? Nhân đây,
tôi cũng xin trích vài ý kiến của chính những nhà giáo dục dưới chế độ nguỵ quyền
VNCH nói về nền giáo dục miền Nam trong thời nguỵ quyền Sái Gòn (dẫn lại
theo Trần Văn Chánh - Nền giáo dục miền Nam 1954 - 1975) cho ông biết: Thượng
tọa Thích Đức Nghiệp (Hiệu trưởng Trung học tư thục Vạn Hạnh): “Nền
giáo dục và chính sách giáo dục hiện tại đã quá lỗi thời… Chỉ là hậu thân của
chương trình giáo dục Pháp suốt gần một thế kỷ mà họ cai trị… Đó là một thứ bã
mía mà người ta bỏ lại, mình đâm đầu ra hít lấy tưởng là ngon, là bổ nhưng rút
cuộc toàn là cặn bã cả”. Ông Trần Ngọc Ninh (Giáo sư Y khoa Đại học Sài
Gòn, nguyên Tổng ủy viên Văn hóa Xã hội kiêm Ủy viên Giáo dục 7.1965 đến 7.1966
của chế độ nguỵ quyền VNCH):“Trong khoảng đất của giáo dục, tình hình thực
là đen tối: kỷ luật học đường gần như không còn nữa. Học trò quyết định, thầy
giáo cúi đầu. Nghề dạy học đang xuống dốc để trở thành một nghề buôn, trong đó
có cả những gian thương giáo dục như mọi nghề buôn bán khác. Đến nay lòng tin
đã mất hẳn”. Ông GS Nguyễn Chung Tú đã đưa ra kết luận bằng cách trích dẫn
lời nhận định của chính ông Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục của nền giáo dục nguỵ
quyền VNCH Bùi Tường Huân: “Tình trạng giáo dục quả thật là bi đát! Không có
chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm vá víu, cơ sở thiếu thốn…/
Thêm vào đó, thái độ tắc trách, buông xuôi của một số giáo chức, lòng nghi ngờ
thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh/ Đấy chẳng
qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công”. Còn một ông dân biểu
quốc hội của nguỵ quyền VNCH thời đó đã cực lực mạt sát, phê phán không tiếc lời
về học đường như sau: “Học đường hỗn độn đảo lộn thê thảm vô kỷ luật
không còn tôn ti trật tự. Học trò thì du đãng, du côn, xấc láo. Cha mẹ chửi thầy,
đánh thầy, học sinh bãi khóa, bãi thi, xuống đường hoan hô đả đảo sa đọa bi
quan. Học sinh khinh bỉ nhục mạ vì tư cách nô lệ bợ đỡ người trên đàn áp kẻ dưới,
bán đề thi ăn tiền, chạy chọt thi cử. Giáo dục trở thành một nghề buôn, đàn anh
là các tay đầu cơ gian thương. Học sinh không tin tưởng gì nữa thì chúng ta dạy
cái gì đây. Tóm lại nền giáo dục đã hoàn toàn thất bại và đang đi dần đến chỗ
phá sản”… Đến đây thì rõ cả rồi nhé các cụ!
Lời phát biểu của ông Hà
hay ông nào khác khi vinh danh nền giáo dục của ngụy quyền để làm cớ chính danh
VNCH đều đang xúc phạm đến thành quả của nền giáo dục và nền kinh tế của nước
nhà hiện nay. Thưa ông Nguyễn Mạnh Hà, ông nên nhớ: Một nền giáo dục đi từ con
số 0 tròn trĩnh, khi tiếng i-tờ vang lên dưới bom đạn của Mỹ, giở trang sách
dưới ánh đèn dầu trong hầm trú ẩn, thầy và học trò ngồi trong lớp học “bình dân
học vụ” mà đầu vẫn phải đội mũ rơm chống mảnh đạn của giặc xâm lược… một nền
giáo dục mà lớp lớp thầy - cô giáo, học sinh đã phải gác bút, cầm súng đánh
đuổi quân xâm lược và tay sai nguỵ quân, nguỵ quyền để giữ nước, giữ giống nòi,
để rồi sau chiến tranh giải phóng, nền giáo dục ấy lại vừa hành cái việc dạy,
việc học, vừa tham gia kiến thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, và
đến hôm nay, dù còn nhiều thiếu sót, lỗ hổng, bất cập nhưng nền giáo dục ấy
cũng đã có rất nhiều thành tựu, được thế giới ghi nhận.
2. Ông Hà nói “Nếu
không thừa nhận chính quyền Bảo Đại như một thực thể lịch sử thì sẽ bị trống một
khoảng về “sự thụ đắc liên tục” của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa”.
Đó là sự ngụy biện.
Theo tư duy logic, ý ông ta và những người như ông ta muốn chính danh
Quốc gia Việt Nam là nhà nước vì VNCH là kế thừa của Quốc gia Việt Nam, nên khi
đã chính danh được cho QGVN, thì theo tính nối tiếp, đương nhiên VNCH sẽ là
chính danh, và đương nhiên khi đó từ ngụy quân, ngụy quỳên sẽ vô nghĩa với
VNCH. Đúng là kiểu ngụy biện xảo quỵêt.
Tôi hỏi ông Hà có phải ông giả bộ ngây ngô về lịch sử? Vì thật ra cái gọi là QGVN chỉ là "giải pháp Bảo Đại" của thực dân
Pháp để quay lại đô hộ Việt Nam. Pháp đưa Bảo đại lên làm Quốc trưởng, nhưng
không có quốc hội, không có quân đội, không có lãnh thổ, không có gì cả, tất cả
những gì thuộc miền Nam lúc bấy giờ đều trong tay Pháp, quyền hành thuộc về
Pháp, Bảo Đại và chính phủ của ông ta chỉ là bù nhìn, tay sai. Hỏi làm sao được
gọi là chính danh nhà nước? Hơn nữa, khi mà trước đó, năm 1945, chính Bảo Đại
đã trao ấn kiếm cho Chính phủ VNDCCH của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và nhà nước
VNDCCH đã chính danh từ đó trong lãnh đạo đất nước Việt Nam và liên tục suốt
chiều dài lịch sử đến nay. Trong thực tế QGVN là nguỵ.
Sự ngây ngô giả bộ hay gọi là ngụy biện của ông Hà (cũng như ông
Cường, ông Nhã trước đây) và những người như ông ta còn ở chỗ: Hội nghị quốc tế
liên quan đến pháp lý của Việt Nam đối với Hoàng sa, Trường sa không quyết định
ở Hội nghị Francsico 1951 được, mà phải quay lại từ các hội nghị trước đó là
Hội nghị ra Tuyên bố Cairo năm 1943; Hội nghị Postdam năm 1945. Tại hai hội
nghị này, các nước tham gia hội nghị và cả Trung Quốc đều không khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc đối với Hoàng sa và Trường sa. Còn Hội nghị Francsico năm
1951, khi mà ông Trần Văn Hữu tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng sa
và Trường sa thì tiếng nói này không có trọng lượng bởi hai lẽ:
=> Thứ nhất, mọi quyền hành và trọng lượng khẳng định
vấn đề Việt Nam nằm trong tay thực dân Pháp;
=> Thứ hai, tại Hội nghị này thì không có Trung Quốc
tham dự, vậy thử hỏi bây giờ đưa cái hội nghị này ra làm pháp lý chủ quyền cho
Việt Nam đối với Hoàng sa, Trường sa thì Trung quốc có chịu không? Đừng ngây
ngô, ảo tưởng, ngụy biện.
Hãy nhìn vào thực tế Philippin để mỗi người Việt Nam phải hiểu: Khẳng
định chủ quyền và đòi lại Hoàng sa phải phụ thuộc vào yếu tố thuyết phục, nhưng
quyết định nhất là sức mạnh tự cường của chính dân tộc Việt Nam.
Vậy nên, viết đến đây thì lão nông tôi mới biết mình còn
tỉnh!...
Còn nữa….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào bạn! Nếu bạn quan tâm vấn đề nêu ra, hãy để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn dù đồng thuận hay không cũng sẽ góp phần cho trang này ngày được hoàn thiện hơn