Bài 1: NHÀ SỬ HỌC NHƯNG THIẾU TRUNG THỰC LÀ BẤT NHÂN
Lê Thanh Minh
Trong những này qua, trên mạng xã hội đã
có nhiều bài viết phản đối bài nói chuyện của ông giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Hà
khi ông ta thông tin về bộ quốc sử. Tôi đã xem đi, xem lại hai lần cái clip đó,
cố gắng tìm ra cái lý thuyết phục trong bài nói của ông ta nhưng không thể. Tôi
cũng nhận thấy, họ - những người làm bộ sử Việt Nam 15 tập và bộ quốc sử giống
nhau ở cách quảng cáo cho sản phẩm trước khi nó ra đời, chỉ khác lần này là họ
thực hiện chiến thuật mưa dầm, nhỏ lẻ qua các bài trả lời phỏng vấn và nói chuyện
với truyền thông bằng tư cách không chính danh (như chính ông Hà đã nói trong
buổi nói chuyện là để trao đổi, chứ không phải đăng báo).
Trong bài nói chuyện của ông Nguyễn Mạnh
Hà đã bộc lộ rất nhiều điều vô lý của một nhà sử học cần có. Tôi sẽ làm rõ từng
vấn đề này. Trước hết, ở bài này, tôi chỉ nói đến tính trung thực của ông ta và
những người như ông ta. Tôi khẳng định, ông ta không trung thực. Mà nhà sử
không trung thực thì ngòi bút cũng sẽ bị bẻ cong.
Thứ nhất, vào đầu bài, giữa bài, và cuối bài, ông Hà đã nhắc đi, nhắc lại rất
nhiều lần là Hội đồng khoa học biên soạn và thành viên Hội đồng quán triệt tính
toàn diện, khách quan, trung thực khi biên soạn bộ quốc sử theo chủ ý của cố
giáo sư Phan Huy Lê. Há phải chăng, mọi sai lầm của ông ta và đồng nghiệp sau
này trong bộ quốc sử nếu bị dư luận lên án đều có thể đổ lên đầu ông Lê? Tại
sao bản thân ông ta và đồng nghiệp tự khoe mình là nhà khoa học sao lại không dám
chứng minh tính khoa học, chân lý của những vấn đề do mình viết ra, trong đó có
việc đổi cách gọi của VNCH? Phải chăng ông ta nhìn trước được hậu quả nên chọn
cách đổ vấy cho ông Lê (khi ông Lê đã quá cố) để trốn trách nhiệm trong tương
lai? Vậy tính trung thực của ông Nguyễn Mạnh
Hà ở đâu?
Thứ hai, khi có người hỏi về ông Phan
Huy Quát, thì ông Nguyễn Mạnh Hà lại trả lời rằng: Ông Phan Huy Quát là thủ tướng
của VNCH trong một thời gian rất ngắn, là người thân, người họ hàng của Giáo sư
Phan Huy Lê, không phải là anh em, chỉ là họ hàng thôi (ông ta chắc lại hai lần).
Cái này thì một nhà sử học như ông không thể nói bừa, nói ẩu, nói sai được như
thế. Phan Huy Lê là em trai cùng cha khác mẹ với Phan Huy Quát (thân sinh ra ông Quát và ông Lê là Phan Huy Tùng, Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn.
Sự thật sáng hơn cả mặt trời vậy mà ông dám đổi
trắng thay đen rằng họ là “họ hàng thôi”. Tính
trung thực của một nhà viết sử như ông sao rẻ rúng vậy?
Thứ ba, ông Nguyễn Mạnh Hà lại khẳng định: trong bộ quốc sử sẽ thay đổi danh xưng ngụy quân, ngụy quyền, nhưng khi trích câu nói của Bác Hồ hay văn kiện lịch sử Đảng vào trong bộ quốc sử về vấn đề này thì vẫn giữ nguyên tên gọi ngụy quân, ngụy quyền. Lạ nhỉ? Bộ quốc sử và lịch sử Đảng nếu nói đến tính chất thì cái nào bao trùm? Cái nào thể hiện danh dự quốc gia như ông nói? Lịch sử Đảng cũng là một phần lịch sử của đất nước, các ông dám thay đổi lịch sử trong bộ quốc sử nhưng lại không dám đề xuất sửa đổi trong lịch sử Đảng? Ông đang bảo vệ lịch sử hay đang cố tình xúc phạm Đảng và Bác Hồ? Tính trung thực của ông đâu?
Thứ ba, ông Nguyễn Mạnh Hà lại khẳng định: trong bộ quốc sử sẽ thay đổi danh xưng ngụy quân, ngụy quyền, nhưng khi trích câu nói của Bác Hồ hay văn kiện lịch sử Đảng vào trong bộ quốc sử về vấn đề này thì vẫn giữ nguyên tên gọi ngụy quân, ngụy quyền. Lạ nhỉ? Bộ quốc sử và lịch sử Đảng nếu nói đến tính chất thì cái nào bao trùm? Cái nào thể hiện danh dự quốc gia như ông nói? Lịch sử Đảng cũng là một phần lịch sử của đất nước, các ông dám thay đổi lịch sử trong bộ quốc sử nhưng lại không dám đề xuất sửa đổi trong lịch sử Đảng? Ông đang bảo vệ lịch sử hay đang cố tình xúc phạm Đảng và Bác Hồ? Tính trung thực của ông đâu?
Thứ tư, Lịch sử cần sự thật, vì lịch sử
là bài học của hiện tại và tương lai. Nhưng ông Hà lại nói, trước 1975 gọi ngụy
quân, ngụy quyền là đúng, còn từ sau 1975 đến nay thì không thể gọi như thế.
Ông phải nhớ, ở giai đoạn lịch sử nào cũng, tầng lớp lãnh đạo, kể cả Đảng cộng
sản Việt Nam cũng có những bước đi sai lầm nhất định, ví dụ như trong cải cách
ruộng đất năm 1954. Vấn đề này cả Bác Hồ và Bộ Chính trị lúc bấy giời đã từng thừa nhận những sai lầm trong triển khai thực hiện chủ trương. Biết
nhận ra sai lầm để sửa đổi là tính trung thực của phong cách lãnh đạo, của những
người cộng sản chân chính. Bây giờ cũng phải
đưa những chi tiết về những sai lầm và cách sửa
sai đó vào lịch sử. Tôi đồng tình. Nhưng ngược lại các ông lại biến cái tội ác
của chế độ ngụy quân, ngụy quyền thành công trạng khi ông Hà nói: Không nên
dùng từ ngụy, từ “bù nhìn”, từ “tay sai”, mà gọi là “chính quyền”. Đây được gọi
là tính trung thực sao? Tôi hỏi ông Nguyễn Mạnh Hà, vì theo lời kêu gọi “đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy
nhào” của Bác Hồ nên ông đã có mặt trong đoàn quân ấy để giải phóng miền
Nam, bây giờ ông lại nói không thể gọi là ngụy, phải chăng ngày ấy ông đi giải
phóng miền Nam là sai lầm, vì nó là một chính quyền chính danh, là một quốc
gia? Vậy với góc nhìn khách quan của ông thì đâu là sự thật? Nòng súng của ông
trong kháng chiến chống Mỹ - ngụy là sự thật hay ngòi bút của ông bây giờ là sự
thật? Nòng súng và ngòi bút trên tay ông ở hai thời điểm lịch sử khác nhau sao
một cong - một thẳng? Đâu là nguyên nhân của sự khác nhau? Hay do lương tâm của
các vị không thật với lịch sử.
Có một chân lý rất đơn giản: chế độ tay
sai, bù nhìn ngụy quân, ngụy quyền trong giai
đoạn 1954 - 1975 dù thế hệ hôm nay (cách đó đã hơn 40 năm) hay 400 năm, 4000
năm sau nhìn về nó trong giai đoạn lịch sử đó thì
nó vẫn là một chế độ tay sai, bù nhìn, phản quốc. Đó mới là sự thật, mới là
trung thực của lịch sử.
Nếu hôm nay gọi ngụy quân, ngụy quyền
là chính danh, là một thực thể, thừa nhận nó là một quốc gia thì một thời “xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước” của cha anh phải gọi
như thế nào mới đúng, phải chăng chữ “cứu nước”, chữ “giải phóng” nên đổi cách
gọi là “xâm lược”?
Còn nữa….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào bạn! Nếu bạn quan tâm vấn đề nêu ra, hãy để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn dù đồng thuận hay không cũng sẽ góp phần cho trang này ngày được hoàn thiện hơn