NÔNG DÂN LẠM BÀN VỀ AN
NINH MẠNG VÀ AN NINH MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
LÊ THANH MINH
Xin Em nói một lần cho xong để em còn lên
nương, lên rẫy nhé bà con!
Được bảo đảm an ninh, an toàn là nhu cầu,
là quyền lợi của mỗi người, mỗi nhà, mỗi ngành và mỗi quốc gia. An ninh về lãnh
thổ, an ninh về chính trị, an ninh về kinh tế, an ninh về xã hội… và an ninh mạng
cũng không là ngoại lệ.
Mạng xã hội nó liên quan mật thiết đến
chén cơm, tâm lý, tính mạng của mỗi người dân chúng ta và sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam. Một thông tin xấu, xuyên tạc được lan truyền trên mạng có thể là
mất uy tín của một cá nhân, của tổ chức, của quốc gia. Một tin thất thiệt được
truyền đi có thể làm sụp đổ tâm lý của một con người, thậm chí gián tiếp đưa
người đó đến với cái chết! Một tin bôi nhọ đời tư của cá nhân được đưa lên mạng
sẽ dẫn đến làm tan nát một gia đình! Một tin giật gân trên mạng có thể làm cho
người nông dân sản xuất cà phê chúng tôi hoặc người nông dân lĩnh vực khác điêu
đứng, nợ nần, thậm chí phải ra cầu xoá nợ tâm sự! Một thông tin xuyên tạc, rồi
kêu gọi người khác xuống đường biểu tình như những ngày vừa qua ở Bình Thuận và
các địa phương khác (2018); Bình Dương, Hà Tĩnh (2014) làm thiệt hại kinh tế của
địa phương và của đất nước vô cùng lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín
quốc gia, đến môi trường kinh doanh, an ninh kinh tế, an ninh chính trị của đất
nước.
Lịch sử thế giới những năm qua đã chứng
minh: Các nước mất độc lập, tự chủ, rơi vào loạn lạc, chiến tranh, thậm chí trở
thành lệ thuộc nước ngoài đều có một nguyên nhân cốt yếu từ việc quản lý mạng
xã hội thiếu chặt chẽ, hiệu quả.
Mạng xã hội (internet, các trang mạng xã hội, các trang cá nhân…) đã đến lúc cần phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân và cho đất nước. Nó đã trở thành tố liên quan đến
tất các các lĩnh vực khác, cần được quản lý nghiêm túc bằng pháp luật. Vậy luật
An ninh mạng của Việt Nam ra đời để làm gì? Có phải để bịt miệng người dân? Để
tước quyền tự do thông tin, ngôn luận, tước đoạt quyền dùng internet của người
dân như các thế lực thù địch, bọn phản động rêu rao không? Chúng ta hãy tìm hiểu
nhé:
1. Trên thế giới đã có Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 138 quốc gia
(trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng, có 18
quốc gia thành viên WTO, trong đó có các nước lớn như Mỹ, Pháp, Đức, Canada bắt
buộc các trang mạng phải đặt trung tâm quản lý dữ liệu (máy chủ ảo) ở nước họ.
Hãy hỏi rằng: nếu Luật An ninh mạng xã hội làm mất dân chủ, nhân quyền, vậy tại
sao các nước được xem là “thiên đường về dân chủ, nhân quyền” (theo các nhà dân
chủ cuội) lại ban hành Luật An ninh mạng? Phải chăng họ đang cố tình tước đi
nhân quyền, dân chủ của người dân nước họ? Tại sao người dân của nướcc họ không
cần phản đối chính phủ của họ để đòi hỏi nhân quyền, dân chủ? Thật ra, cả chính
quyền và người dân của họ hiểu rất sâu sắc về quyền làm chủ của đất nước họ
trên không gian mạng, và quyền được bảo vệ của người dân trên không gian mạng.
Và hơn hết, với họ, lợi ích, an ninh quốc gia là quyền cao nhất phải được bảo vệ
bằng thiết chế của pháp luật nước họ.
2. Khi Luật An ninh mạng ra đời, các nhà
mạng lớn, các trang mạng xã hội buộc phải đặt thiết bị quản lý dữ liệu khách
hàng tại Việt Nam. Các dữ liệu liên quan đến cá nhân công dân, tổ chức, cơ quan
của Việt Nam sẽ được bảo vệ an toàn tối đa. Nước ngoài không có quyền quản lý dữ
liệu của tôi và của bất kỳ ai là người công dân Việt Nam. Đây cũng là quyền chủ
quyền của chúng ta. Có ai dám chắc vừa qua ông facebook đã bán dữ liệu khách hàng để
lấy tiền sẽ không có thông tin của mỗi chúng ta?
3. Luật An ninh mạng ra đời để bảo vệ môi
trường mạng tại Việt Nam lành mạnh, con trẻ của chúng ta lên internet đọc báo,
học tập sẽ không phải nhìn thấy những hình ảnh đồi truỵ, khiêu dâm, tục tỉu, đâm
chém, bạo lực, thông tin giả, xấu độc nhảy vào vô tội vạ trên màn hình - những
thứ đang ảnh hưởng trực tiếp, ghê ghớm đến tâm lý, sinh lý, tư tưởng, tình cảm
của giới trẻ. Thế hệ tương lai của nước nhà đây bà con.
4. Luật An ninh mạng ra đời để bảo vệ quyền
riêng tư cá nhân của chúng ta. Chúng ta không thích thì không ai có quyền nhắn
tin, xúi dục chúng ta; không ai được phép chửi bới, xuyên tạc hình ảnh cá nhân
chúng ta một cách vô cớ trên mạng xã hội; không ai có quyền sử dụng hình ảnh
con trẻ của chúng ta để đăng lên mạng xã hội. Em là em sợ nhất tin nhắn cho người
iu em qua messenger, facebook bị lộ, bị kẻ xấu lợi dụng, uy hiếp tống tiền, tống
tình em, khi đó chỉ có nước tự tử thôi à! Mạng sống của em đấy!
5. Luật An ninh mạng sẽ bảo vệ sự ổn định
chính trị, kinh tế, xã hội và QPAN của đất nước. Khi đó sẽ không có tài khoản
nào dám xuyên tạc, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc; không còn hiện tượng lợi dụng,
chia rẽ, xuyên tạc, kích động mâu thuẫn về tôn giáo, về dân tộc. Những kẻ tiếp tay
cho giặc can thiệp, đánh sập các trang chủ của hãng hàng không, các tờ báo điện
tử lớn, các doanh nghiệp để gây mất an toàn, đánh cắp thông tin, dư liệu… sẽ bị
xử lý kịp thời, nghiêm minh. Thông tin nhé, riêng trong năm 2017, cả nước ta bị
khoảng 11.000 cuộc tấn công mạng đấy bà con. Nguy thật!
6. Luật An ninh mạng ra đời là một biệt
pháp tối ưu về pháp lý để bảo vệ Tổ quốc trong thời đại công nghiệp 4.0. Nếu cuộc
chiến tranh trong tương lai, thì hình thái chiến tranh đầu tiên ta phải đối mặt
chắt chắn là chiến tranh không gian mạng, sau đó mới đến các hình thái chiến
trường khác. Mà chiến tranh không gian mạng sẽ gây thiệt hại cho đất nước không
thua bất cứ các hình thái chiến tranh khác đâu bà con. Chỉ một con phát ấn chuột
mà có thể làm tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin, đánh sập máy chủ điều kiển hệ
thống điện lưới quốc gia, hệ thống phát thanh, truyền hình; chỉ một thông tin xấu
loan báo chiến tranh giả hoặc thủ đoạn tiến hành chiến tranh của địch trên mạng
sẽ làm tê liệt ý chí của người dân…. Chứ chưa nói kẻ thù có thể sử dụng internet
để khống chế thiết bị thông minh điều khiển hệ thống vũ khí của ta. Ôi, một quả
tên lửa của ta nhắm vào máy bay địch nhưng nó bay vút lên trời xanh, 30 giây sau, nó tự động quay
lại, lù lù xuất hiện nhắm thẳng đúng đầu ta…! Cứ tưởng tượng thôi đã thấy được hậu quả khủng khiếp
của việc mất an ninh mạng rồi.
7. Còn những ai đang băn khoăn rằng khi
Luật An ninh mạng ra đời thì chúng ta không được sử dụng facebook, google… nữa
là sai lắm cơ. Hãy biết rằng: Hiện nay Việt Nam ta có khoảng hơn
30 triệu người dùng internet, trên 50 triệu người dùng facebook, một thị trường
khổng lồ, lợi nhuận của các nhà mạng thu về cũng khổng lồ đấy. Có thằng doanh
nghiệp tư bản nào dám quay lưng với một thị trtường tiềm năng như vậy không? Sẽ
có thằng khác nhảy vào ngay đấy. Không biết chừng, tiện tích của thằng khác còn
hấp dẫn hơn google, facebook ấy chứ. Còn nữa nè: Một tháng, bình quân facebook
thu lợi nhuận khoảng 3 tỷ USD từ quảng cáo/khoảng 2 tỷ người dùng. Lấy 2 tỷ người
dùng trên thế giới chia cho 50 triệu của người Việt dùng fb sẽ biết ngay một tháng fb thu từ Việt
Nam được khoảng bao nhiêu triệu USD. Xin thưa luôn với bà con, năm 2017, thằng
tư bản facebook này thu lợi nhuận ở Việt Nam khoảng 500 triệu USD đấy. Nửa
tỷ USD - Quá ngon! Thắng google cũng chẳng kém đâu. Vậy nó có trả thuế cho ta
không? Xin thưa là không, vì máy chủ dữ liệu của nó nằm ở nước ngoài, nên nó không
chịu đóng thuế thu nhập của doanh nghiệp. Đấy, sơ sơ thôi nhé, chứ chưa thống kê
về các nhà mạng khác đâu, và em cũng chưa sờ đến các chế bán hàng online không
chịu nộp thuế đâu đấy. Em là em ghét nhất khoản trốn thuế này đấy.
Cho nên, bà con tỉnh ra giúp em, em làm
nông dân mà em còn yêu thằng gật gù, thằng fây cờ bóc này lắm cơ. Nhưng em yêu
Luật An ninh mạng của nhà em hơn. Vì Luật An ninh mạng bảo đảm mạng sống cho gia
đình nhà em và mọi người đấy. Là thanh đại đao vừa bảo vệ an ninh quốc gia, vừa
làm giàu cho đất nước đấy bà con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào bạn! Nếu bạn quan tâm vấn đề nêu ra, hãy để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn dù đồng thuận hay không cũng sẽ góp phần cho trang này ngày được hoàn thiện hơn