Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

NHỮNG THẦY BÓI XEM VOI THỜI ĐẠI MỚI

ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC LÀ THẦY BÓI HAY CHÚ KHỈ DẠO PHỐ?
Lê Minh

Henry De Begnier có câu danh ngôn rất hay: Có những người "Nhìn" thì rõ, mà "Trông" lại không biết. Còn Clifford Barney thì nói:Cái nguy hiểm của thời đại chúng ta không phải là thấy máy móc suy nghĩ như con người mà thấy con người suy nghĩ như một cái máy!”.
Ở trên đời, cố một vài người không thích làm người đúng nghĩa mà muốn làm thầy bói, hoặc muốn biến não của mình thành cái CPU để rồi biến cuộc đời của mình thành những chú khỉ dạo phố. Thầy bói thì cái gì trên trời đất này cũng biết tuốt, phán tuốt. Còn cái CPU, không cần cảm xúc, không cần tư duy mà chỉ cần làm tốt chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính theo các thuật toán đã được lập trình trước. Chú khỉ dạo phố thì cứ tưởng cột điện như cái cây trong rừng, tưởng những người trên phố như những con thú trong rừng, như đồng loại trong rừng của mình. Thầy bói, CPU hay con khỉ dạo phố thật giống những nhà “dân chủ cuội” hiện nay, càng giống hơn nữa những kẻ đang tự tâng bốc mình lên thành kẻ phá hoại, chống đối, đấu tranh cho cái gọi là “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” zởm. Hay nói đúng hơn, một số đối tượng lưu manh chính trị hạng thấp hiện nay như Đặng Đăng Phước, Phan Xuân Lương, Lê Thanh Tuấn, Lê Khánh Duy, Võ Ngọc Lục, Huỳnh Thục Vy… ở một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk hiện nay chính là những thầy bói, CPU hay chú khỉ dạo phố chính hiệu. Không hơn, không kém.
Tại sao tôi lại đánh giá những kẻ nêu trên như thế? Thật ra, tôi không muốn đụng chạm đến ai, nhưng vừa qua thấy trên các trang mạng xã hội cá nhân của những kẻ này có những hành vi đi trái với đạo làm người, phán “con voi là cái cột đình”, không thể chấp nhận được nên mạnh dạn nói lên cái suy nghĩ cạn của mình vậy.
Ngày 01/9/2017, trên fb Đặng Phước của Đặng Đăng Phước có đăng bài GIẢI PHÁP TRẢ NỢ CÔNG CỦA CHÍNH PHỦ CSVN HIỆN NAY LÀ GÌ?. Đọc bài viết (dù là do ĐĐP viết ra hay cop của kẻ nào rồi đăng lên trên fb, mà cop thì đến 99%, vì ĐĐP là một kẻ lưu manh cả hành vi và học thức) thì thấy Đặng Đăng Phước đúng là một con khỉ dạo phố, có bộ não không khác gì CPU bị lỗi, mắt giống đôi tay của thầy bói.
Bài viết trên fb Đặng Phước của Đặng Đăng Phước là một sự lập luận thiếu chính xác, thậm chí là cái nhìn cực đoan. Tôi không tranh luận những nội dung trong bài viết vì những kẻ như Đặng Đăng Phước chỉ có một mục đích duy nhất là lợi dụng vấn đề nợ công để lèo lái dư luận đi vào luồng tư tưởng đổ lỗi cho Đảng cộng sản Việt Nam, rồi kích động tư tưởng bất mãn, chống đối như chính y. Tôi chỉ muốn làm rõ mấy vấn đề.
Thứ nhất, nhìn nhận vấn đề nợ công của đất nước phải nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, trong bối cảnh chung của đất nước, của khu vực và quốc tế. Không ai chối bỏ những nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng nợ công, như: Bội chi ngân sách; thu thuế không đủ; công tác quản lý kinh tế còn nhiều yếu kém; nạn tham nhũng, lãng phí (của cả một bộ phận quan chức và người dân); chất lượng lao động thấp (của cả đội ngũ công chức nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp); nhà nước chi ngân sách cứu trợ các địa phương do thiên tai, sự cố; bị tác động xấu từ khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu… Nhưng mỗi người dân Việt Nam chân chính ai cũng thấy: Quan điểm của Đảng, Nhà nước là nhất quán, rất rõ ràng trong việc quan lý, điều hành, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước là phải thắt chặt, kiên quyết loại trừ sai phạm, đặc biệt là sai phạm mang tính nghiêm trọng ra khỏi hệ thống, xử lý nghiêm đúng pháp luật, đồng thời thay đổi tư duy, đổi mới cách thức và nâng cao vai trò trong quản lý nhà nước, để phát triển kinh tế xã hội. Từ đó Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, luật, quy định về quản lý kinh tế, hạn chế tăng trần nợ công, bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế -xã hội.
Đặng Đăng Phước lấy lý do Việt Nam mắc nợ công khoảng 126,9 tỷ USD chia bình quân mỗi người dân từ khi lọt lòng đến khi sắp về với ông bà là khoảng 29.000.000đ” rồi đi đến kết luận nếu đất nước này còn tập trung quyền lực vào tay một số kẻ cơ hội do đảng CS cầm quyền thì nguy cơ bị vỡ nợ không còn xa” là quy chụp, xuyên tạc trắng trợn. Có một câu hỏi đặt ra: “Có phải vì chế độ XHCN, vì Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước Việt Nam nên mới làm xuất hiện nợ công, là cho nợ công tăng?”. Hãy trả lời một cách khách quan đi sẽ có câu trả lời.

Trong thực tế nhiều nước trên thế giới cũng đang đối mặt với nợ công khá trầm trọng. Na Uy, quốc gia có nhiều dầu mỏ với 5,2 triệu dân. Nếu lấy tổng số nợ công chia cho tổng số dân thì mỗi người dân nước này gánh một khoản nợ là 34.910 USD. Với nước Đức, mỗi người trong số 81,6 triệu công dân Đức phải trả ngay khoản nợ 35,881 USD. Hà Lan đã tăng nợ công trên 70% GDP, tính theo đầu người của 16,8 triệu dân Hà Lan là 37,233 USD. Đất nước giàu có Thụy Sỹ cũng có một núi nợ lên tới 216 tỷ Euro, tương đương 49% GDP, nợ tính theo đầu người là 38,639 USD. Anh quốc đã vượt qua mức nợ nghìn tỷ Euro, nợ tính theo đầu người của nước này là 38.938 USD. Pháp xếp thứ tư về nợ công tính theo đầu người trong khu vực Euro. Nợ công của Pháp tính theo đầu người là 42.397 USD (dân số Pháp là 64 triệu). Singapore được coi là đầu tầu nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên nợ công của quốc gia 5,5 triệu dân này rất cao: nợ tính theo đầu người là 56.980 USD, tổng số nợ công tương đương 106,2% GDP. Mỹ nợ công đã đạt mức 18,195 nghìn tỷ USD, nợ tính theo đầu người là 58,604 USD. Nhật Bản hiện có tổng số nợ lên đến trên 10 nghìn tỷ USD, tương đương 199% GDP, số nợ công bình quân đầu người là 79,525 USD…. những nước này có nợ công tăng chắc là do đất nước họ đi theo con dường CNXH, do cộng sản lãnh đạo quá nhỉ?! Tôi nói như vậy không phải là bào chữa cho việc nợ công của Việt Nam là không đáng lo ngại, mà muốn Đặng Đăng Phước đừng chỉ nhìn thấy cái “cột đèn trên phố” cứ nghĩ nó không đẹp như cây trong rừng mà bầy khỉ hay leo trèo, để rồi cào cấu, chửi những người trồng cái cột đền điện lên giữa phố.
Thứ hai, Đặng Đăng Phước đổ lỗi việc để hạn chế nợ công, trả nợ nước ngoài nên chính phủ sẽ thu thêm của dân qua các kênh như thu hồi đất nông nghiệp, lập dự án để bán đất đai, tài nguyên, bán lao động ra nước ngoài mà người ta gọi là “xuất khẩu lao động”, đặc biệt hơn cả là thu qua thuế và phí”. Đặng Đăng Phước lại thể hiện sự thông minh của CPU rồi. Hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tuyệt nhiên không có ở đâu mà công dân không phải đóng thuế, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đó là quy luật khách quan của nền kinh tế; là việc làm cần thiết cho cộng đồng và xã hội. Nhà nước buộc phải thu thuế bởi các lý do khách quan: Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để Nhà nước phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế; thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Còn mức thu thuế, thu thuế những lĩnh vực nào, ai phải đóng thuế, ai được miễn đóng thuế là do nhà nước quy định nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế và quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, thuế mà công dân nộp được chi trả gián tiếp trở lại cho người đóng thuế thông qua các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội…Một câu hỏi nữa đặt ra: “Bản thân Đặng Đăng Phước” đang phải nộp những loại thế nào?, có bao nhiêu thứ trong đời thường mà Đặng Đăng Phước đang được thụ hưởng với chi phí thấp, thậm chí không phải trả tiền (những cái liên quan đến cái ăn, mặc, ở, đi lại, ngủ, nghỉ, chơi, y tế, giáo dục…và giá trị cao nhất không phải trả thuế là cuộc sống thanh bình mỗi sáng mai thức không phải lo đến sự mất an toàn của tính mạng)?. Hãy trả lời một cách khách quan đi sẽ có câu trả lời!
Nhìn vào từng vấn đề, nếu biết hỏi, biết tư duy để có câu trả lời khách quan thì có lẽ một người thầy dạy nhạc như Đặng Đăng Phước đã không thành chú khỉ dạo phố, và càng không trở thành tay sai của tổ chức phản động Việt Tân.

Lê Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào bạn! Nếu bạn quan tâm vấn đề nêu ra, hãy để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn dù đồng thuận hay không cũng sẽ góp phần cho trang này ngày được hoàn thiện hơn